KPI là gì? Cách xây dựng KPI

Quản lý nhân sự theo KPI là một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay. KPI cho phép doanh nghiệp định lượng một cách chính xác các chỉ tiêu để đo lường và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Vậy KPI là gì? Cùng theo chân chúng tôi tìm hiểu cụ thể nhất về KPI nhé!

Tìm hiểu KPI là gì?

KPI là công cụ đo lường hiệu suất công việc, cho thấy mức độ đạt được mục tiêu của cá nhân, phòng ban hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Chỉ số KPI được biểu diễn thông qua các con số, tỷ lệ, và các chỉ tiêu định lượng khác nhau, phù hợp với đặc thù hoạt động của từng đối tượng.

KPI trong doanh nghiệp thường được thiết lập ở nhiều cấp độ để đóng vai trò vừa là mục tiêu, vừa là công cụ đo lường tiến độ và kết quả công việc.

KPI thường được biểu thị dưới dạng các số liệu và giá trị định lượng cụ thể. Những chỉ số này giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, từ đó đưa ra nhận định về năng lực và quyết định về lương thưởng phù hợp.

KPI có những loại nào phổ biến?

KPI tiếp thị

KPI trong Marketing giúp đội ngũ tiếp thị đánh giá hiệu quả của các chiến dịch và các kênh truyền thông, từ đó xác định mức độ thành công của hoạt động marketing.

KPI kinh doanh

KPI là công cụ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn. Nhờ các chỉ số này, doanh nghiệp có thể xác định mức độ thành công của dự án và nhận diện những điểm yếu trong quy trình kinh doanh cần cải thiện.

KPI tài chính

Loại KPI này được các nhà quản lý và lãnh đạo bộ phận tài chính sử dụng để giám sát và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ số thường bao gồm doanh thu, lợi nhuận và các thông số tài chính khác.

KPI quản lý dự án

Quản lý thường sử dụng KPI này để giám sát tiến độ và hiệu quả của mỗi dự án. Qua đó, họ có thể dễ dàng theo dõi hiệu suất của từng giai đoạn, đánh giá năng lực nhân viên, và so sánh kết quả đạt được với các kỳ vọng ban đầu.

KPI bán hàng

KPI bán hàng được sử dụng để đánh giá hiệu suất của bộ phận bán hàng, mức độ hấp dẫn của sản phẩm, đồng thời hỗ trợ theo dõi và phân tích doanh thu theo tuần, tháng, quý, và năm.

Xây dựng KPI cần những gì?

Đối tượng xây KPI

Người xây dựng KPI cần có cái nhìn tổng thể về bức tranh toàn cảnh, các nhiệm vụ cần thực hiện, và mục tiêu đã được đề ra. Dưới sự chỉ đạo của quản lý cấp cao, người xây dựng KPI thường là trưởng phòng hoặc quản lý, họ sẽ thiết lập các KPI cho phòng ban và các vị trí trong phòng của mình.

Sử dụng công cụ SMART 

Để đảm bảo quá trình làm việc được đồng nhất, tập trung và có được kết quả cuối cùng, hãy sử dụng công cụ SMART, một phương pháp phổ biến để xác định mục tiêu. SMART giúp bạn đảm bảo rằng các mục tiêu được đặt ra là Cụ thể (Specific), Đo lường được (Measurable), Có thể đạt được (Achievable), Thực tế (Realistic), và Có thời hạn (Time-bound).

Triển khai thực hiện KPI

Tiếp đến là phân chia nhiệm vụ và triển khai công việc. Lúc này, người phụ trách xác định KPI cần theo dõi và nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ của phòng ban hoặc cá nhân để đánh giá mức độ hoàn thành công việc.

Đánh giá KPI

KPIs thường liên quan đến lương và thưởng và được tính toán theo một công thức cụ thể. Các nhà quản lý cần đánh giá mức độ hoàn thành KPIs để xác định mức lương và thưởng hợp lý cho nhân viên.

Điều chỉnh KPI hợp lý

Trong quá trình thực hiện, có thể cần điều chỉnh các KPI để chúng phù hợp hơn với năng lực thực tế của nhân viên hoặc mục tiêu của công ty.

Trên đây là những thông tin cơ bản về KPI là gì mà bạn nên nắm vững. Nhìn chung, KPI không chỉ là chỉ số quan trọng đối với các cấp quản lý mà còn là yếu tố mà mọi nhân viên nên hiểu rõ, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến công việc hàng ngày và mức lương thưởng mà bạn nhận được.