Làm thế nào để tạo một CV nổi bật?

Nộp đơn xin việc? Hãy chắc chắn rằng bạn có một CV thu hút nhà tuyển dụng và để được mời phỏng vấn. Nói chung, chúng tôi khuyên bạn nên giữ các phần sau theo thứ tự này để có thể viết một CV như ý trước khi tìm việc

Thông tin liên lạc chi tiết

Trước hết, hãy viết tên đầy đủ của mình bằng một phông chữ lớn ở đầu trang. Bên dưới này, bao gồm địa chỉ hiện tại của bạn (nhớ luôn cập nhật nếu bạn sắp di chuyển), địa chỉ email và số điện thoại liên hệ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bao gồm một liên kết đến hồ sơ LinkedIn, trang Twitter hoặc trang web cá nhân của bạn. Trong khi viết CV, bạn cũng có thể nêu quốc tịch của bạn và bất kỳ ngôn ngữ nào bạn có thể nói.

Châm ngôn sống cá nhân

Không nên kể lể những câu chuyện của bản thân bạn vào đây mà hãy viết một cách xúc tích nhất có thể. Nếu bạn nghĩ rằng nó nghe có vẻ không liên quan, hoặc không cần thiết, thì bạn không cần viết mục này. Những để tạo ấn tượng mạnh mẽ, tốt nhất bạn nên có phần này khi viết CV.

Trình độ học vấn

Trong phần này, hãy liệt kê tên trường đại học và chuyên ngành bạn đã tốt nghiệp lẫn các chứng chỉ hoặc bảng điểm.

Nếu bạn có nhiều điều quan trọng hơn để đưa vào, chúng tôi khuyên bạn nên cắt bỏ các phần điểm chi tiết của mình vì nhà tuyển dụng không chắc sẽ quá quan tâm đến chúng nhiều trong giai đoạn này. Nếu bạn bao gồm chúng, hãy đảm bảo chúng được tóm tắt (không được liệt kê) để ngắn gọn hơn.

Hãy nhớ bao gồm tiêu đề của từng trường, trường đại học hoặc tổ chức khác, cũng như những năm bạn bắt đầu và tốt nghiệp. Nếu bạn vẫn chưa nhận bằng, bạn vẫn có thể bao gồm phân loại bằng cấp dự kiến ​​của bạn. Nếu có thể bạn nên liệt kê các dự án bạn đã làm hoặc tham gia, đặc biệt là nếu chúng thể hiện kiến ​​thức, kỹ năng hoặc mối quan tâm của bạn trong một vai trò công việc nhất định.

Kinh nghiệm làm việc

Như với phần trình độ học vấn ở trên, bạn nên bắt đầu với việc làm gần đây nhất của bạn. Bạn nên bao gồm công việc được trả lương (toàn thời gian và bán thời gian), công việc tự nguyện, thực tập, vv. Điều quan trọng là nêu các tháng và năm mà bạn đã làm việc ở mỗi nơi, cũng như tên công ty và chức danh công việc cụ thể của bạn.

Để làm nổi bật sự phù hợp của bạn đối với công việc bạn đang ứng tuyển, hãy nêu bật các kỹ năng, trách nhiệm và nhiệm vụ chính mà bạn có được theo từng kinh nghiệm, đảm bảo rằng chúng phù hợp với vai trò bạn hiện đang ứng tuyển. Như đã đề cập, đừng chỉ liệt kê các kỹ năng chính mà hãy nói về cách bạn đã sử dụng chúng. Hãy đưa ra các dự án cụ thể mà bạn đã làm việc, kết quả bạn đạt được hoặc giải thưởng bạn đã giành được.

Thành tựu chính

Khi viết CV, phần này có thể giúp bạn trở thành một người nổi bật và khiến bạn khác biệt với đối thủ.

Bạn có thể bao gồm một loạt các thành tích ngoại khóa như hoàn thành giải thưởng, đội trưởng một đội thể thao, chiến thắng một chương trình Doanh nghiệp trẻ hoặc thậm chí bắt đầu một trang web.

Hãy nhớ làm cho những thành tích này phù hợp với nhà tuyển dụng và luôn thể hiện các kỹ năng chính mà bạn đã thể hiện để có thể có được những thành tích này.

Làm thế nào để CV của bạn trông thật thu hút?

Dường như viết CV là một công đoạn mà chả có ứng cử viên xin việc nào thích thú cả. Sinh viên mới tốt nghiệp thì không biết đưa những thông tin như thế nào cho phải. Những ai đang muốn nhảy việc thì lại cứ phân vân mình nên thêm gì vào và cắt bớt phần nào trong CV. Bạn đang phải bỏ ra hàng giờ đồng hồ mà không thể viết CV ưng ý? Hãy tham khảo một vài bí quyết giúp bạncó một bản CV mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn đọc sau đây nhé.

Những lỗi thường gặp trong CV là gì?

Hầu như nhiều người trong chúng ta sẽ thấy trong CV của người khác là sự luộm thuộm như một bản phát họa chưa hoàn chỉnh. CV của bạn liệu có gặp trường hợp như vậy không? Luộm thuộm ở đây là cách trình bày dòng chữ không được căn chỉnh đúng phông, dẫn đến sự lồi lõm giữa các hàng. Rất nhiều ứng viên đề cập đến việc mình giỏi Microsoft Office trong CV, thế nhưng có lẽ lỗi sai trầm trọng này đã tố cáo khả năng của bạn rồi.

Lỗi tiếp theo thường là ở phần diễn đạt. Nhiều bạn mô tả kinh nghiệm làm việc theo một cách rất chung chung, dường như nếu chúng ta áp dụng CV này ở bất kỳ vị trí nào cũng được và thực tế điều này không mang lại hiệu quả. Điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy là sự rõ ràng, quy mô, kết quả công việc của bạn thể hiện qua những con số, thống kê chứ không phải là một câu văn chung chung không hề có lấy một dẫn chứng.

Một lỗi khi viết CV phổ biến khác là trình tự sắp xếp thông tin. Chẳng hạn như khi bạn sắp xếp kinh nghiệm làm việc hay học vấn, hãy liệt kê chúng theo trình tự thời gian từ gần nhất đến xa nhất.

Có cần thiết để tóm tắt tất cả mục tiêu nghề nghiệp trong CV hay không?

Thường thì phần này sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Nếu như bạn cảm thấy thông tin đó là không cần thiết cho vị trí mà mình ứng tuyển thì hãy loại bỏ nó ra. Hoặc nếu bạn đã từng làm rất nhiều công việc trước đây, hãy giới hạn lại một số kinh nghiệm quan trọng hoặc có liên quan nhất thôi. Còn trường hợp nếu bạn là một sinh viên và không có nhiều kinh nghiệm làm việc thì phải làm sao? Có lẽ mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai chính là nơi để bạn chứng tỏ bản thân.

Hãy khoan đừng quan tâm nhiều quá đến vị trí mà bạn đang nộp đơn xin việc, bạn không nhất thiết phải có được vị trí đó. Cái mà bạn nên quan tâm phải là môi trường làm việc, kinh nghiệm nào bạn sẽ học hỏi được nếu mình làm việc tại nơi đó. Tuy nhiên không được viết mục tiêu nghề nghiệp một cách không có suy nghĩ như là bạn muốn làm việc ở một nơi mà môi trường làm việc phải năng động, sang tạo, công việc đó phải giúp bạn áp dụng được hết mọi kiến thức mà bạn được học. Ai cũng muốn như vậy mà, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn hết ý tưởng để trình bày vào mục này rồi chăng? Cái mà họ muốn thấy là công việc mà ứng viên đang hướng đến trong tương lai ngắn hạn và dài hạn cơ!

Thương hiệu cho một cá nhân liệu có quan trọng hay không?

Đương nhiên là quan trọng rồi! Không phải chỉ những người nổi tiếng mới cần đến giá trị thương hiệu thôi đâu. Việc xây dựng cho mình một thương hiệu tốt trong mắt người khác sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi tìm việc làm. Nếu bạn có tiếng là sinh viên 5 tốt hoặc là một nhân viên cần mẫn. Bạn ắt sẽ nhận được nhiều thiện cảm hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Ai cũng có cho mình những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau phải không nào? Vậy để phát triển điểm mạnh thì bạn phải cho họ thấy bạn tốt ở đâu và bạn sẽ phát huy nó như thế nào. Còn đối với yếu điểm, tìm cách khắc phục nó đi và nói cho họ biết bạn đang khắc phục như thế nào.

Đừng bao giờ nhìn công việc như một chiếc thẻ ATM để rút tiền vào mỗi cuối tháng. Tiền đương nhiên là tốt, nhưng nó không phải là yếu tốt quan trọng nhất khi nhắc đến trong công việc. Tiền là một yếu tố không thể thiếu chứ không phải là tất cả những gì mà chúng ta đang theo đuổi. Bạn phải làm công việc hằng ngày, nên hãy làm việc như cách đang tận hưởng cuộc sống, đi làm không phải là để đợi chờ được tan ca đâu. Hãy cho họ thấy tinh thần làm việc của bạn trong CV nhé!

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

MVài người tìm việc làm chọn viết CV với mục Mục tiêu nghề nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp, đúng như tên gọi, là nơi bạn trình bày những mục tiêu trong sự nghiệp của mình. Nó có thể đơn giản với việc nêu chức vụ bạn mong muốn, hoặc có thể trình bày vị trí bạn đã đạt được đến tận lúc này và vị trí bạn hi vọng sẽ đạt đến trong sự nghiệp tương lai. Trong trường hợp nào bạn nên dùng Mục tiêu nghề nghiệp và trong trường hợp nào thì không khi viết CV?

Vài người nói rằng mục tiêu nghề nghiệp không còn quan trọng trong CV – trong tình huống tốt nhất thì đơn giản là vì nó không còn quan trọng, nhưng trong tình huống xấu nhất thì là vì nó đã quá lỗi thời. Tuy nhiên, một mục tiêu nghề nghiệp tập trung vào những kĩ năng và năng lực bạn có thì lại thật ra có thể làm tăng điểm cho CV của bạn bằng cách thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn biết điều bạn muốn làm và bạn có những kĩ năng cần thiết cho công việc.

         Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp là trình bày những mục tiêu của bạn trong công việc, thường được viết ngay đầu CV, và dài khoảng một đến hai câu.

Mục tiêu hiệu quả nhất là khi được thiết kế đặc biệt cho công việc bạn đang ứng tuyển. Nó thể hiện loại sự nghiệp nào bạn đang tìm kiếm, và những kĩ năng, kinh nghiệm nào chứng minh bạn là ứng viên lí tưởng cho công việc. Mục tiêu nghề nghiệp cũng có thể bao gồm vị trí bạn đã đạt được đến thời điểm hiện tại và vị trí bạn muốn sẽ đạt đến trong sự nghiệp tương lai.

Ví dụ như, bạn có thể trình bày vài thành quả của mình trong quá khứ, và sau đó là những thành tựu bạn hi vọng đạt được trong tương lai. Lí tưởng nhất là hãy liên hệ cụ thể đến công ty bạn đang ứng tuyển.

Cuối cùng, viết Mục tiêu nghề nghiệp hay không là tùy thuộc vào bạn, nhưng nó có thể giúp thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn hiểu rõ công việc và doanh nghiệp.

         Khi nào dùng Mục tiêu nghề nghiệp?

Vài chuyên gia hướng nghiệp cho rằng mục tiêu nghề nghiệp đã lỗi thời. Tuy nhiên, vẫn có lúc mục này rất hữu dụng. Bất cứ khi nào bạn muốn nhấn mạnh rằng bạn có tham vọng, rằng bạn biết rõ điều mình muốn trong sự nghiệp, hoặc rằng bạn có kĩ năng cho công việc cụ thể, thì bạn có thể tận dụng mục này khi viết CV.

Một thời điểm cụ thể bạn có thể dùng mục này là khi bạn đang đổi việc, thay đổi sự nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp có thể giải thích vì sao bạn có năng lực phù hợp với công việc, thậm chí nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm liên quan.

         Cách viết Mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả

Nếu bạn viết Mục tiêu nghề nghiệp trong CV, điều quan trọng là thiết kế mục này sao cho phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển. Bạn càng cụ thể, bạn càng có nhiều cơ hội được xem xét cho công việc mình quan tâm. Một ý kiến hay là hãy viết mỗi mục tiêu mới cho từng công việc bạn ứng tuyển.

Khi bạn đang soạn nháp, bạn nên tập trung vào những kĩ năng và kinh nghiệm nhất định có liên quan trực tiếp đến công việc. Một chiến lược hiệu quả khác là sử dụng những từ khóa từ tin tức tuyển dụng. Điều này không những có thể làm tăng cơ hội CV của bạn được hệ thống quét CV của công ty chọn, mà nó còn nhấn mạnh năng lực chuyên môn của bạn phù hợp nhiều đến mức nào.

Bạn cũng nên chỉ nêu mục tiêu nghề nghiệp nào khả thi trong công ty. Ví dụ như, nếu bạn muốn trở thành chủ bút của một tạp chí, nhưng bạn lại đang ứng tuyển công việc cho một tờ báo, thì đừng nêu mục tiêu của mình ra. Hãy tập trung vào cách bạn muốn bản thân phát triển trong công ty.

Một hiểm họa của mục tiêu nghề nghiệp là bạn chú trọng quá nhiều vào điều mình muốn trong sự nghiệp, và quá ít vào cách bạn sẽ đóng góp cho công ty. Do đó, mặc dù mục tiêu nghề nghiệp trình bày thông tin về sự nghiệp bạn mong muốn, nhưng bạn cũng hãy chứng minh vì sao mình là ứng viên lí tưởng cho công việc. Hãy bổ sung ngắn gọn bất cứ thông tin nào làm nổi bật kinh nghiệm, thời gian làm việc, những kĩ năng cụ thể và bất kì năng lực chuyên môn nào khác của bạn. Hãy trình bày cả ví dụ minh họa cách bạn giúp tăng năng suất, hiệu quả cho công ty.