Làm thế nào để đơn xin nghỉ phép của bạn luôn được chấp nhận?

Ngày nay, con người hầu như luôn phải sống trong gánh nặng của công việc. Nhiều người thậm chí còn tham công tiếc việc đến nỗi không có lấy một chút thời gian nào để ngơi nghỉ. Đừng bao giờ để cả cơ thể lẫn tinh thần của bạn trở nên quá áp lực, quá mệt mỏi. Chúng ta chỉ có thể thành công khi cơ thể luôn ở chế độ thoải mái nhất. Chính vì thế những ngày nghỉ phép là giải pháp hiệu quả giúp bạn vực dậy tinh thần nhanh nhất. Tuy nhiên, không phải ông chủ lúc nào cũng sẽ dễ dàng đồng ý cho nhân viên nghỉ phép. Sau đây, chúng tôi cung cấp cho bạn những lý do hợp lý nhất để đưa vào đơn xin nghỉ phép.

Nghỉ phép khi bạn bị ốm

Đương nhiên với đa số chúng ta, ai cũng từng nghỉ học hoặc nghỉ làm vì thể trạng không tốt. Đây luôn được xem là lý do đơn giản và hợp lý nhất để ghi vào đơn xin nghỉ phép trước khi gửi cho sếp. Không có nơi nào bắt nhân viên làm việc ngay cả khi sức khỏe của họ không cho phép cả.

Bị ốm mà vẫn đi làm, không những có hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Là một người coi trọng công việc thì càng phải nên nghỉ ngơi đến khi hết bệnh rồi tiếp tục công việc hơn là gắng sức nhưng kết quả cũng chẳng ra sao. Lý do xin nghỉ phép vì bị ốm luôn được xem là lý do thuyết phục nhất dù ở bất kỳ nơi nào.

Áp lực từ công việc

Không phải cứ đợi đến lúc bị ốm thì mới dám viết đơn xin nghỉ phép đâu! Trong guồng quay của công việc, những áp lực đè nén làm cho đầu óc như chực chờ được bùng nổ. Trong khi chúng ta đều phải giữ cho mình sự tỉnh táo và năng lượng tích cực nhất. Nếu bạn đang trong thời gian căng thẳng, bạn không thể hoàn thành công việc một cách khoa học thì có lẽ bạn đang cần một kỳ nghỉ ngắn. Làm mới lại tinh thần sau những ngày dài cho công việc, chắc hẳn rằng ông chủ cũng đang ủng họ bạn cho một chuyến đi sau đó trở về công ty với tinh thần sẵn sàng cho mọi công việc được giao.

Bạn có một cuộc hẹn khám sức khỏe

Sức khỏe của bản thân luôn phải đứng ở vị trí ưu tiên hàng đầu dù cho bạn có bận rộn đến đâu đi nữa. Sức khỏe là vàng. Vậy nên, nếu lịch khám chữa bệnh của bạn là một ngày trong tuần làm việc, hãy viết cho sếp một đơn xin nghỉ phép theo như quy định của công ty và thực hiện khám bệnh theo đúng lịch trình. Đây là một lý do được xem là chính đáng, nên bạn cứ yên tâm rằng sẽ chẳng có ai phiền lòng mình cả.

Giải quyết công việc gia đình
Gia đình là một phần quan trọng không thể thiếu của mỗi cá nhân. Sẽ là phi lý nếu như bạn chỉ quan tâm đến công việc, ngoài ra không còn gì khác. Đương nhiên chúng tôi không khuyến khích bất cứ ai cứ đôi ba bữa lại xin nghỉ phép với lý do giải quyết chuyện gia đình. Nhưng có những khi gia đình cũng có những vấn đề riêng cần giải quyết ổn thỏa vì chả có nhân viên nào có thể làm việc với tâm lý bất ổn cả. Chúng ta cần phải cân bằng giữa việc riêng và nhiệm vụ cần hoàn thành ở văn phòng. Gia đình phải được xem là điều quan trọng, chúng ta lao đầu vào làm việc, kiếm tiền cũng chỉ vì gia đình. Đừng biến công việc trở thành lý do để bạn thờ ơ với người thân của mình. Gửi đi lá thư xin nghỉ phép để giải quyết những vấn đề đang phát sinh với gia đình của mình nhé!

Nghỉ phép đột xuất
Là trường hợp thường xuyên xảy ra, nhất là tại công sở, đây cũng chính là trường hợp nhiều người phải điên đầu suy nghỉ làm thế nào để xin nghỉ phép cho thật hợp lý. Có muôn vàn lý do để biện hộ cho việc nhân viên nghỉ việc bất thình lình như thế này. Chẳng hạn như xe hư hoặc đi nửa đường thì lãnh nguyên một cái đinh vào lốp xe, chết máy,… chờ sửa xe không kịp giờ làm thì đành phải xin phép nghỉ thôi vậy.

Thậm chí nếu bạn lỡ ngủ dậy muộn cũng có thể viện cớ là đột nhiên bị sốt, đau bụng,… Đây là những lý do nghe có vẻ trời ơi đất hỡi. Nhưng sếp cũng chỉ có thể cho bạn nghỉ việc hôm ấy mà thôi.

Một số cách viết đơn xin việc hiệu quả

Đơn xin việc dù được gửi qua email hoặc trên giấy đều là bước quan trọng đầu tiên để có được một cuộc phỏng vấn tìm việc làm.

Mặc dù một số nhà tuyển dụng tốt nghiệp thích CV hơn, nhưng đa số đều yêu cầu ứng viên hoàn thành mẫu đơn xin việc, trực tuyến hoặc trên giấy. Các đơn xin việc thường bao gồm thông tin tiểu sử tiêu chuẩn (ví dụ về giáo dục và kinh nghiệm của bạn), cùng với những điều làm nổi bật sự phù hợp của bạn đối với công việc.

Nhà tuyển dụng sử dụng mẫu đơn xin việc như thế nào?

Nhiều nhà tuyển dụng thích các mẫu đơn xin việc hơn CV vì chúng giúp chuẩn hóa việc ứng tuyển. Điều này có thể được coi là công bằng hơn bởi vì các nhà tuyển dụng có thể so sánh các ứng viên dễ dàng hơn. Nhược điểm là phương pháp tiêu chuẩn hóa này cũng cho phép các nhà tuyển dụng nhanh chóng lọc ra các ứng viên không phù hợp (đôi khi điều này thậm chí được thực hiện bằng máy tính).

Nhà tuyển dụng sử dụng các mẫu đơn ứng tuyển viết bằng tay để lọc ứng viên cho cuộc phỏng vấn tìm việc làm, và cũng có thể tham khảo thông tin trên mẫu trong cuộc phỏng vấn. Đó là một ý tưởng tốt để bạn có thể ghi nhớ những gì bạn đã viết.

Những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm trong các mẫu đơn xin việc

Khi đánh giá đơn xin việc, nhà tuyển dụng muốn biết hai điều:

1. Bạn có đáp ứng tiêu chí của họ? Thông tin này cho phép họ rút bớt các ứng viên không phù hợp. Do đó, hãy chắc chắn rằng phần mô tả công việc của bạn phù hợp với yêu cầu.

2. Bạn có phù hợp với văn hóa của công ty.

Bước 1. Chuẩn bị kỹ càng

Nêu tất cả các thông tin cơ bản của bạn: chi tiết cá nhân, trình độ học vấn

Hãy suy nghĩ về lý do tại sao bạn muốn công việc đó.

Hãy suy nghĩ về những gì bạn đưa vào đơn và những gì làm cho bạn nổi bật hơn.

Bước 2. Tìm hiểu những gì nhà tuyển dụng muốn

Kiểm tra ngày kết thúc quá trình nhận hồ sơ; nếu có thể, hãy ứng tuyển trước thời hạn. Một số nhà tuyển dụng bắt đầu xử lý hồ sơ ứng tuyển trước ngày kết thúc và ít quan tâm hơn đến các hồ sơ gửi trễ, vì vậy nếu bạn gửi sớm đơn của mình, bạn có thể được chú ý nhiều hơn.

Đọc mô tả công việc và đặc điểm yêu cầu cá nhân để tìm hiểu những kỹ năng và kinh nghiệm họ đang tìm kiếm.

Nghiên cứu về công ty để có thêm manh mối về loại ứng viên sẽ dễ thành công khi nộp hồ sơ tìm việc làm.

Bước 3. Viết đơn của bạn

Cho bản thân đủ thời gian: có thể sẽ mất rất nhiều thời gian hơn mong đợi của bạn để có thể viết một lá đơn ưng ý. Dựa vào những điều nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy, hãy soạn ra câu trả lời trước khi bắt tay vào viết ra giấy.

Hãy làm cho các thông tin của bạn có liên quan, thú vị và cá nhân hóa. Mục đích của bạn là nhận được lời mời phỏng vấn của riêng bạn, vì vậy hãy làm nó thật nổi bật.

Bước 4. Kiểm tra lần cuối

Kiểm tra chính tả đơn ứng tuyển của bạn. Nếu có thể, hãy nhờ một người bạn đáng tin cậy để kiểm tra giúp bạn. Kiểm tra xem bạn đã bao gồm mọi thứ được yêu cầu chưa. Bên cạnh đó cũng đừng quên giữ một bản sao đơn ứng tuyển của bạn, để bạn có thể đọc lại nó trước khi phỏng vấn.

Những yếu tố quan trọng để viết đơn xin việc thành công

Có quá nhiều ứng viên nộp hồ sơ như bạn vào cùng một vị trí. Điều này bắt buộc đơn xin việc của bạn phải thật sự nổi bật hơn những người khác. Bạn có thể làm điều này bằng một cách hết sức đơn giản nhưng hiếm khi được sử dụng, đó là hãy tìm hiểu về nhà tuyển dụng trước và biết được thông tin của họ càng nhiều càng tốt và thực hiện các bí quyết sau đây với đơn xin việc.

Cá nhân hóa

Khi nhà tuyển dụng đọc qua hơn 200 đơn xin việc, hầu hết các đơn này đều tương tự nhau và gây nhàm chán. Thực ra, các nhà tuyển dụng chỉ muốn xem những thông tin cụ thể, nổi bật nhất. Do đó, bạn có thể dành chút thời gian gọi đến công ty và hỏi thông tin đầy đủ của nhà tuyển dụng để có thể khiến họ chú ý nhiều hơn.

Nếu bạn có các mối quan hệ trong công ty bạn sắp phỏng vấn là bạn đã thành công một phần. Trong thời đại ngày nay, việc cạnh tranh để tìm việc làm là điều hiển nhiên. Ngoài ra, bạn có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng bằng cách gửi một lá thư tay thay vì email. Nó cũng rất cần thiết để bạn tìm hiểu trước về công ty bạn sắp phỏng vấn và cho họ thấy bạn chân thành như thế nào.

Thể hiện sự phù hợp với vị trí

Nếu bạn không biết gì về vị trí này, hoặc bạn đang nộp đơn cho bất kỳ cơ hội việc làm nào, do đó điều tốt nhất bạn có thể làm là tìm hiểu thật kỹ về nó trước khi ứng tuyển.

Trong đơn xin việc, hãy cố gắng đưa ra lý do tại sao họ nên chọn bạn. Nói về trình độ, kinh nghiệm liên quan. Bạn cũng nên nêu rõ nếu bạn không có đủ kinh nghiệm nhưng cũng nói thêm rằng bạn sẵn sàng học hỏi và làm việc chăm chỉ với mức lương thấp. Một trong những sai lầm của những người tìm việc làm thiếu kinh nghiệm là họ đòi hỏi quá cao cho vị trí công việc của họ.

Hãy cụ thể

Nếu bạn muốn có một cuộc phỏng vấn, hãy cụ thể và cá nhân hóa thư xin việc của bạn, đặc biệt nếu thư của bạn cần thể hiện các yếu tố mà hầu hết các nhà tuyển dụng yêu cầu như: sự chân thành, tập trung, chú ý đến chi tiết; và trên hết, một thái độ làm việc chăm chỉ, chân thành.