Làm thế nào để tạo một CV nổi bật?

Nộp đơn xin việc? Hãy chắc chắn rằng bạn có một CV thu hút nhà tuyển dụng và để được mời phỏng vấn. Nói chung, chúng tôi khuyên bạn nên giữ các phần sau theo thứ tự này để có thể viết một CV như ý trước khi tìm việc

Thông tin liên lạc chi tiết

Trước hết, hãy viết tên đầy đủ của mình bằng một phông chữ lớn ở đầu trang. Bên dưới này, bao gồm địa chỉ hiện tại của bạn (nhớ luôn cập nhật nếu bạn sắp di chuyển), địa chỉ email và số điện thoại liên hệ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bao gồm một liên kết đến hồ sơ LinkedIn, trang Twitter hoặc trang web cá nhân của bạn. Trong khi viết CV, bạn cũng có thể nêu quốc tịch của bạn và bất kỳ ngôn ngữ nào bạn có thể nói.

Châm ngôn sống cá nhân

Không nên kể lể những câu chuyện của bản thân bạn vào đây mà hãy viết một cách xúc tích nhất có thể. Nếu bạn nghĩ rằng nó nghe có vẻ không liên quan, hoặc không cần thiết, thì bạn không cần viết mục này. Những để tạo ấn tượng mạnh mẽ, tốt nhất bạn nên có phần này khi viết CV.

Trình độ học vấn

Trong phần này, hãy liệt kê tên trường đại học và chuyên ngành bạn đã tốt nghiệp lẫn các chứng chỉ hoặc bảng điểm.

Nếu bạn có nhiều điều quan trọng hơn để đưa vào, chúng tôi khuyên bạn nên cắt bỏ các phần điểm chi tiết của mình vì nhà tuyển dụng không chắc sẽ quá quan tâm đến chúng nhiều trong giai đoạn này. Nếu bạn bao gồm chúng, hãy đảm bảo chúng được tóm tắt (không được liệt kê) để ngắn gọn hơn.

Hãy nhớ bao gồm tiêu đề của từng trường, trường đại học hoặc tổ chức khác, cũng như những năm bạn bắt đầu và tốt nghiệp. Nếu bạn vẫn chưa nhận bằng, bạn vẫn có thể bao gồm phân loại bằng cấp dự kiến ​​của bạn. Nếu có thể bạn nên liệt kê các dự án bạn đã làm hoặc tham gia, đặc biệt là nếu chúng thể hiện kiến ​​thức, kỹ năng hoặc mối quan tâm của bạn trong một vai trò công việc nhất định.

Kinh nghiệm làm việc

Như với phần trình độ học vấn ở trên, bạn nên bắt đầu với việc làm gần đây nhất của bạn. Bạn nên bao gồm công việc được trả lương (toàn thời gian và bán thời gian), công việc tự nguyện, thực tập, vv. Điều quan trọng là nêu các tháng và năm mà bạn đã làm việc ở mỗi nơi, cũng như tên công ty và chức danh công việc cụ thể của bạn.

Để làm nổi bật sự phù hợp của bạn đối với công việc bạn đang ứng tuyển, hãy nêu bật các kỹ năng, trách nhiệm và nhiệm vụ chính mà bạn có được theo từng kinh nghiệm, đảm bảo rằng chúng phù hợp với vai trò bạn hiện đang ứng tuyển. Như đã đề cập, đừng chỉ liệt kê các kỹ năng chính mà hãy nói về cách bạn đã sử dụng chúng. Hãy đưa ra các dự án cụ thể mà bạn đã làm việc, kết quả bạn đạt được hoặc giải thưởng bạn đã giành được.

Thành tựu chính

Khi viết CV, phần này có thể giúp bạn trở thành một người nổi bật và khiến bạn khác biệt với đối thủ.

Bạn có thể bao gồm một loạt các thành tích ngoại khóa như hoàn thành giải thưởng, đội trưởng một đội thể thao, chiến thắng một chương trình Doanh nghiệp trẻ hoặc thậm chí bắt đầu một trang web.

Hãy nhớ làm cho những thành tích này phù hợp với nhà tuyển dụng và luôn thể hiện các kỹ năng chính mà bạn đã thể hiện để có thể có được những thành tích này.

Làm thế nào để đơn xin nghỉ phép của bạn luôn được chấp nhận?

Ngày nay, con người hầu như luôn phải sống trong gánh nặng của công việc. Nhiều người thậm chí còn tham công tiếc việc đến nỗi không có lấy một chút thời gian nào để ngơi nghỉ. Đừng bao giờ để cả cơ thể lẫn tinh thần của bạn trở nên quá áp lực, quá mệt mỏi. Chúng ta chỉ có thể thành công khi cơ thể luôn ở chế độ thoải mái nhất. Chính vì thế những ngày nghỉ phép là giải pháp hiệu quả giúp bạn vực dậy tinh thần nhanh nhất. Tuy nhiên, không phải ông chủ lúc nào cũng sẽ dễ dàng đồng ý cho nhân viên nghỉ phép. Sau đây, chúng tôi cung cấp cho bạn những lý do hợp lý nhất để đưa vào đơn xin nghỉ phép.

Nghỉ phép khi bạn bị ốm

Đương nhiên với đa số chúng ta, ai cũng từng nghỉ học hoặc nghỉ làm vì thể trạng không tốt. Đây luôn được xem là lý do đơn giản và hợp lý nhất để ghi vào đơn xin nghỉ phép trước khi gửi cho sếp. Không có nơi nào bắt nhân viên làm việc ngay cả khi sức khỏe của họ không cho phép cả.

Bị ốm mà vẫn đi làm, không những có hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Là một người coi trọng công việc thì càng phải nên nghỉ ngơi đến khi hết bệnh rồi tiếp tục công việc hơn là gắng sức nhưng kết quả cũng chẳng ra sao. Lý do xin nghỉ phép vì bị ốm luôn được xem là lý do thuyết phục nhất dù ở bất kỳ nơi nào.

Áp lực từ công việc

Không phải cứ đợi đến lúc bị ốm thì mới dám viết đơn xin nghỉ phép đâu! Trong guồng quay của công việc, những áp lực đè nén làm cho đầu óc như chực chờ được bùng nổ. Trong khi chúng ta đều phải giữ cho mình sự tỉnh táo và năng lượng tích cực nhất. Nếu bạn đang trong thời gian căng thẳng, bạn không thể hoàn thành công việc một cách khoa học thì có lẽ bạn đang cần một kỳ nghỉ ngắn. Làm mới lại tinh thần sau những ngày dài cho công việc, chắc hẳn rằng ông chủ cũng đang ủng họ bạn cho một chuyến đi sau đó trở về công ty với tinh thần sẵn sàng cho mọi công việc được giao.

Bạn có một cuộc hẹn khám sức khỏe

Sức khỏe của bản thân luôn phải đứng ở vị trí ưu tiên hàng đầu dù cho bạn có bận rộn đến đâu đi nữa. Sức khỏe là vàng. Vậy nên, nếu lịch khám chữa bệnh của bạn là một ngày trong tuần làm việc, hãy viết cho sếp một đơn xin nghỉ phép theo như quy định của công ty và thực hiện khám bệnh theo đúng lịch trình. Đây là một lý do được xem là chính đáng, nên bạn cứ yên tâm rằng sẽ chẳng có ai phiền lòng mình cả.

Giải quyết công việc gia đình
Gia đình là một phần quan trọng không thể thiếu của mỗi cá nhân. Sẽ là phi lý nếu như bạn chỉ quan tâm đến công việc, ngoài ra không còn gì khác. Đương nhiên chúng tôi không khuyến khích bất cứ ai cứ đôi ba bữa lại xin nghỉ phép với lý do giải quyết chuyện gia đình. Nhưng có những khi gia đình cũng có những vấn đề riêng cần giải quyết ổn thỏa vì chả có nhân viên nào có thể làm việc với tâm lý bất ổn cả. Chúng ta cần phải cân bằng giữa việc riêng và nhiệm vụ cần hoàn thành ở văn phòng. Gia đình phải được xem là điều quan trọng, chúng ta lao đầu vào làm việc, kiếm tiền cũng chỉ vì gia đình. Đừng biến công việc trở thành lý do để bạn thờ ơ với người thân của mình. Gửi đi lá thư xin nghỉ phép để giải quyết những vấn đề đang phát sinh với gia đình của mình nhé!

Nghỉ phép đột xuất
Là trường hợp thường xuyên xảy ra, nhất là tại công sở, đây cũng chính là trường hợp nhiều người phải điên đầu suy nghỉ làm thế nào để xin nghỉ phép cho thật hợp lý. Có muôn vàn lý do để biện hộ cho việc nhân viên nghỉ việc bất thình lình như thế này. Chẳng hạn như xe hư hoặc đi nửa đường thì lãnh nguyên một cái đinh vào lốp xe, chết máy,… chờ sửa xe không kịp giờ làm thì đành phải xin phép nghỉ thôi vậy.

Thậm chí nếu bạn lỡ ngủ dậy muộn cũng có thể viện cớ là đột nhiên bị sốt, đau bụng,… Đây là những lý do nghe có vẻ trời ơi đất hỡi. Nhưng sếp cũng chỉ có thể cho bạn nghỉ việc hôm ấy mà thôi.

Cách viết đơn xin nghỉ phép trong những trường hợp cần thiết

Nếu một điều gì đó bất trắc xảy ra trong cuộc sống cá nhân hoặc công việc của bạn, bạn cần nghỉ phép nhiều hơn so với số ngày nghỉ phép theo quy định. Bạn định làm gì?

Nghỉ phép cá nhân là gì?

Đây là số ngày nghỉ bạn có theo hợp đồng lao động của bạn. Nhưng nghỉ phép cá nhân là gì và bạn có thể nghỉ làm trong bao lâu? Nói tóm lại, nghỉ phép là một khoảng thời gian một nhân viên nghỉ việc trong khi vẫn giữ chức danh nhân viên từ thời gian nghỉ phép tới khi nhân viên trở lại làm việc. Nó khác với các hình thức vắng mặt khác như kỳ nghỉ, ngày lễ.

Bạn có được trả tiền khi nghỉ phép không?

Bạn có thể được trả tiền trong thời gian nghỉ phép, nhưng thông thường nhất, vắng mặt không được trả lương. Nếu bạn được trả tiền, bạn vẫn có thể cần chi trả các quyền lợi khác như bảo hiểm nha khoa hoặc bảo hiểm nhân thọ trong thời gian nghỉ phép.

Nếu bạn thấy mình ở một vị trí mà bạn cần viết đơn xin nghỉ phép, hãy làm theo các bước sau để thành công.

Tìm hiểu chính sách nghỉ phép

Ngoài các chương trình và chính sách nghỉ phép được quy định, hầu hết các công ty đều khác nhau trong các chính sách nghỉ phép. Nhưng bạn có quyền và điều quan trọng là bạn phải nhận thức được chúng. Nhà tuyển dụng được pháp luật yêu cầu phải cho bạn thời gian nghỉ phép nếu bạn có đơn xin nghỉ phép.

Đưa thời gian nghỉ nhiều hơn dự kiến

Bạn không bao giờ nên nghỉ phép mà không có bất kỳ thông báo nào, xin nghỉ phép không phải là một tin xấu. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên cho sếp của bạn đủ thời gian để lên kế hoạch trước. Họ sẽ phải sắp xếp một ai đó làm thay vị trí của bạn. Nói chuyện với cả giám sát trực tiếp và nhân sự của bạn trước khi nộp đơn nghỉ phép.

Bạn không nên qua mắt người giám sát của mình, vì vậy bạn nên chắc chắn rằng bạn nói trước với họ về vấn đề này. Bộ phận nhân sự có lẽ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi để đảm bảo các chính sách nghỉ phép cho bạn. Bạn nên cố gắng trả lời những câu hỏi này, nhưng bạn nên nói chuyện với người giám sát trực tiếp của mình trước, để không ảnh hưởng giữa các mối quan hệ.

Viết ra

Giống như bất kỳ tài liệu ràng buộc về mặt pháp lý nào khác, điều quan trọng là bạn phải xin nghỉ phép bằng văn bản (đơn xin nghỉ phép). Nó sẽ bao gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc và một số lý do chính đáng.

Đưa ra thời gian quay trở lại công việc

Điều này rất quan trọng cho cả bạn và người giám sát nhân viên của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn thực sự có ý định trở lại. Điều này cũng giúp đơn của bạn được chấp nhận dễ dàng hơn. Nó cũng sẽ giúp bạn tự tin và ổn định hơn khi bạn biết mình có việc làm để trở lại.

Làm thế nào để CV của bạn trông thật thu hút?

Dường như viết CV là một công đoạn mà chả có ứng cử viên xin việc nào thích thú cả. Sinh viên mới tốt nghiệp thì không biết đưa những thông tin như thế nào cho phải. Những ai đang muốn nhảy việc thì lại cứ phân vân mình nên thêm gì vào và cắt bớt phần nào trong CV. Bạn đang phải bỏ ra hàng giờ đồng hồ mà không thể viết CV ưng ý? Hãy tham khảo một vài bí quyết giúp bạncó một bản CV mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn đọc sau đây nhé.

Những lỗi thường gặp trong CV là gì?

Hầu như nhiều người trong chúng ta sẽ thấy trong CV của người khác là sự luộm thuộm như một bản phát họa chưa hoàn chỉnh. CV của bạn liệu có gặp trường hợp như vậy không? Luộm thuộm ở đây là cách trình bày dòng chữ không được căn chỉnh đúng phông, dẫn đến sự lồi lõm giữa các hàng. Rất nhiều ứng viên đề cập đến việc mình giỏi Microsoft Office trong CV, thế nhưng có lẽ lỗi sai trầm trọng này đã tố cáo khả năng của bạn rồi.

Lỗi tiếp theo thường là ở phần diễn đạt. Nhiều bạn mô tả kinh nghiệm làm việc theo một cách rất chung chung, dường như nếu chúng ta áp dụng CV này ở bất kỳ vị trí nào cũng được và thực tế điều này không mang lại hiệu quả. Điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy là sự rõ ràng, quy mô, kết quả công việc của bạn thể hiện qua những con số, thống kê chứ không phải là một câu văn chung chung không hề có lấy một dẫn chứng.

Một lỗi khi viết CV phổ biến khác là trình tự sắp xếp thông tin. Chẳng hạn như khi bạn sắp xếp kinh nghiệm làm việc hay học vấn, hãy liệt kê chúng theo trình tự thời gian từ gần nhất đến xa nhất.

Có cần thiết để tóm tắt tất cả mục tiêu nghề nghiệp trong CV hay không?

Thường thì phần này sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Nếu như bạn cảm thấy thông tin đó là không cần thiết cho vị trí mà mình ứng tuyển thì hãy loại bỏ nó ra. Hoặc nếu bạn đã từng làm rất nhiều công việc trước đây, hãy giới hạn lại một số kinh nghiệm quan trọng hoặc có liên quan nhất thôi. Còn trường hợp nếu bạn là một sinh viên và không có nhiều kinh nghiệm làm việc thì phải làm sao? Có lẽ mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai chính là nơi để bạn chứng tỏ bản thân.

Hãy khoan đừng quan tâm nhiều quá đến vị trí mà bạn đang nộp đơn xin việc, bạn không nhất thiết phải có được vị trí đó. Cái mà bạn nên quan tâm phải là môi trường làm việc, kinh nghiệm nào bạn sẽ học hỏi được nếu mình làm việc tại nơi đó. Tuy nhiên không được viết mục tiêu nghề nghiệp một cách không có suy nghĩ như là bạn muốn làm việc ở một nơi mà môi trường làm việc phải năng động, sang tạo, công việc đó phải giúp bạn áp dụng được hết mọi kiến thức mà bạn được học. Ai cũng muốn như vậy mà, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn hết ý tưởng để trình bày vào mục này rồi chăng? Cái mà họ muốn thấy là công việc mà ứng viên đang hướng đến trong tương lai ngắn hạn và dài hạn cơ!

Thương hiệu cho một cá nhân liệu có quan trọng hay không?

Đương nhiên là quan trọng rồi! Không phải chỉ những người nổi tiếng mới cần đến giá trị thương hiệu thôi đâu. Việc xây dựng cho mình một thương hiệu tốt trong mắt người khác sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi tìm việc làm. Nếu bạn có tiếng là sinh viên 5 tốt hoặc là một nhân viên cần mẫn. Bạn ắt sẽ nhận được nhiều thiện cảm hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Ai cũng có cho mình những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau phải không nào? Vậy để phát triển điểm mạnh thì bạn phải cho họ thấy bạn tốt ở đâu và bạn sẽ phát huy nó như thế nào. Còn đối với yếu điểm, tìm cách khắc phục nó đi và nói cho họ biết bạn đang khắc phục như thế nào.

Đừng bao giờ nhìn công việc như một chiếc thẻ ATM để rút tiền vào mỗi cuối tháng. Tiền đương nhiên là tốt, nhưng nó không phải là yếu tốt quan trọng nhất khi nhắc đến trong công việc. Tiền là một yếu tố không thể thiếu chứ không phải là tất cả những gì mà chúng ta đang theo đuổi. Bạn phải làm công việc hằng ngày, nên hãy làm việc như cách đang tận hưởng cuộc sống, đi làm không phải là để đợi chờ được tan ca đâu. Hãy cho họ thấy tinh thần làm việc của bạn trong CV nhé!