Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

MVài người tìm việc làm chọn viết CV với mục Mục tiêu nghề nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp, đúng như tên gọi, là nơi bạn trình bày những mục tiêu trong sự nghiệp của mình. Nó có thể đơn giản với việc nêu chức vụ bạn mong muốn, hoặc có thể trình bày vị trí bạn đã đạt được đến tận lúc này và vị trí bạn hi vọng sẽ đạt đến trong sự nghiệp tương lai. Trong trường hợp nào bạn nên dùng Mục tiêu nghề nghiệp và trong trường hợp nào thì không khi viết CV?

Vài người nói rằng mục tiêu nghề nghiệp không còn quan trọng trong CV – trong tình huống tốt nhất thì đơn giản là vì nó không còn quan trọng, nhưng trong tình huống xấu nhất thì là vì nó đã quá lỗi thời. Tuy nhiên, một mục tiêu nghề nghiệp tập trung vào những kĩ năng và năng lực bạn có thì lại thật ra có thể làm tăng điểm cho CV của bạn bằng cách thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn biết điều bạn muốn làm và bạn có những kĩ năng cần thiết cho công việc.

         Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp là trình bày những mục tiêu của bạn trong công việc, thường được viết ngay đầu CV, và dài khoảng một đến hai câu.

Mục tiêu hiệu quả nhất là khi được thiết kế đặc biệt cho công việc bạn đang ứng tuyển. Nó thể hiện loại sự nghiệp nào bạn đang tìm kiếm, và những kĩ năng, kinh nghiệm nào chứng minh bạn là ứng viên lí tưởng cho công việc. Mục tiêu nghề nghiệp cũng có thể bao gồm vị trí bạn đã đạt được đến thời điểm hiện tại và vị trí bạn muốn sẽ đạt đến trong sự nghiệp tương lai.

Ví dụ như, bạn có thể trình bày vài thành quả của mình trong quá khứ, và sau đó là những thành tựu bạn hi vọng đạt được trong tương lai. Lí tưởng nhất là hãy liên hệ cụ thể đến công ty bạn đang ứng tuyển.

Cuối cùng, viết Mục tiêu nghề nghiệp hay không là tùy thuộc vào bạn, nhưng nó có thể giúp thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn hiểu rõ công việc và doanh nghiệp.

         Khi nào dùng Mục tiêu nghề nghiệp?

Vài chuyên gia hướng nghiệp cho rằng mục tiêu nghề nghiệp đã lỗi thời. Tuy nhiên, vẫn có lúc mục này rất hữu dụng. Bất cứ khi nào bạn muốn nhấn mạnh rằng bạn có tham vọng, rằng bạn biết rõ điều mình muốn trong sự nghiệp, hoặc rằng bạn có kĩ năng cho công việc cụ thể, thì bạn có thể tận dụng mục này khi viết CV.

Một thời điểm cụ thể bạn có thể dùng mục này là khi bạn đang đổi việc, thay đổi sự nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp có thể giải thích vì sao bạn có năng lực phù hợp với công việc, thậm chí nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm liên quan.

         Cách viết Mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả

Nếu bạn viết Mục tiêu nghề nghiệp trong CV, điều quan trọng là thiết kế mục này sao cho phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển. Bạn càng cụ thể, bạn càng có nhiều cơ hội được xem xét cho công việc mình quan tâm. Một ý kiến hay là hãy viết mỗi mục tiêu mới cho từng công việc bạn ứng tuyển.

Khi bạn đang soạn nháp, bạn nên tập trung vào những kĩ năng và kinh nghiệm nhất định có liên quan trực tiếp đến công việc. Một chiến lược hiệu quả khác là sử dụng những từ khóa từ tin tức tuyển dụng. Điều này không những có thể làm tăng cơ hội CV của bạn được hệ thống quét CV của công ty chọn, mà nó còn nhấn mạnh năng lực chuyên môn của bạn phù hợp nhiều đến mức nào.

Bạn cũng nên chỉ nêu mục tiêu nghề nghiệp nào khả thi trong công ty. Ví dụ như, nếu bạn muốn trở thành chủ bút của một tạp chí, nhưng bạn lại đang ứng tuyển công việc cho một tờ báo, thì đừng nêu mục tiêu của mình ra. Hãy tập trung vào cách bạn muốn bản thân phát triển trong công ty.

Một hiểm họa của mục tiêu nghề nghiệp là bạn chú trọng quá nhiều vào điều mình muốn trong sự nghiệp, và quá ít vào cách bạn sẽ đóng góp cho công ty. Do đó, mặc dù mục tiêu nghề nghiệp trình bày thông tin về sự nghiệp bạn mong muốn, nhưng bạn cũng hãy chứng minh vì sao mình là ứng viên lí tưởng cho công việc. Hãy bổ sung ngắn gọn bất cứ thông tin nào làm nổi bật kinh nghiệm, thời gian làm việc, những kĩ năng cụ thể và bất kì năng lực chuyên môn nào khác của bạn. Hãy trình bày cả ví dụ minh họa cách bạn giúp tăng năng suất, hiệu quả cho công ty.

Viết đơn xin việc thế nào khi không có kinh nghiệm làm việc?

VĐôi khi, nhà tuyển dụng sẽ muốn bạn gửi đơn xin việc dài độ một trang giấy và không kèm theo CV. Khi tình huống này xảy ra, điều quan trọng là bạn phải tận dụng đơn xin việc của mình để liên kết kinh nghiệm và kĩ năng bản thân với những yêu cầu nhà tuyển dụng đưa ra cho vị trí công việc, thậm chí khi bạn không hề có kinh nghiệm làm việc chính thức nào.

Hãy đọc bài viết sau nếu:

– Bạn đang tìm việc làm không xuất hiện trên tin tức tuyển dụng.

– Bạn vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc chính thức nào.

– Bạn được yêu cầu chỉ nộp đơn xin việc và không gửi kèm CV.

Lưu ý: Đừng nộp đơn xin việc với định dạng .pdf. Hãy luôn dùng định dạng .doc, .docx

         Với đơn xin việc thế này, bạn nên trình bày theo bố cục như sau:

– Tên, địa chỉ thư điện tử và số điện thoại của bạn ở bên phải trên cùng lá đơn.

– Tên của doanh nghiệp và họ tên đầy đủ của người nhận đơn ở bên trái.

– Ngày bạn viết đơn nằm ở bên phải.

– Một dòng tham chiếu (ví dụ như, “Re: Đơn xin việc vị trí Trợ lí hành chính”).

– Lời chào người nhận đơn (ví dụ như, “Kính gửi ông Moyle” – nếu bạn có thể, hãy cố gắng tránh cách viết “Gửi đến những ai quan tâm”).

– Lời mở đầu giới thiệu ngắn gọn về bạn cho người đọc biết về bạn.

– Một đoạn tóm tắt kinh nghiệm và kĩ năng của bạn.

– Một danh sách liệt kê rõ ràng bạn đáp ứng yêu cầu công việc như thế nào (hãy dùng đánh dấu đầu dòng trình bày cho mỗi tiêu chí và hãy đảm bảo từng ý không dài quá hai dòng).

– Một đoạn kết cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian xem xét đơn xin việc của bạn và đề nghị đối phương sắp xếp một buổi phỏng vấn tìm việc làm.

         Khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc chính thức nào, thì hãy viết phần nội dung trong đơn xin việc với các ý sau:

– Kĩ năng làm việc nhóm thể hiện bạn có thể làm việc với người khác.

– Khả năng học hỏi trong công việc.

– Điểm mạnh và những đóng góp giúp bạn làm một ứng viên nổi bật.

– Kinh nghiệm hoạt động trong trường hoặc hoạt động tình nguyện nhằm minh họa điểm mạnh và những đóng góp nêu trên.

– Tham gia câu lạc bộ thể thao hoặc cộng đồng.

– Sở thích phù hợp với công việc hoặc thể hiện bạn là một người trưởng thành và chuyên nghiệp.

         Khi viết đơn xin việc, bạn cần phải chú ý đến những điểm quan trọng sau:

– Đơn xin việc của bạn phải giới thiệu được bạn cho nhà tuyển dụng biết.

– Lá đơn phải trình bày được bạn có thể đáp ứng những yêu cầu trong công việc. 

– Trong đơn, bạn không nên viết quá nhiều câu bắt đầu bằng “Tôi”, vì điều này có thể gây phản cảm với người đọc.

Mục tiêu khi bạn viết lá đơn này là tập trung vào việc chứng minh những phẩm chất cá nhân và tính cách của bạn là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, từ đó, bạn sẽ có thể tìm việc làm thành công. Đồng thời, bạn cũng cần phải thể hiện mình sẽ mang đến những đóng góp tích cực nào cho tổ chức hoặc doanh nghiệp.

https://www.youthcentral.vic.gov.au/jobs-and-careers/applying-for-a-job/what-is-a-cover-letter/sample-cover-letters/cover-letter-when-no-resume-is-needed-no-paid-work-experience

Bí quyết thể hiện sự phù hợp với công việc ứng tuyển

LNgười sử dụng lao động thường chỉ dành ra vài giây quyết định bạn có phù hợp với công việc không để rồi mới bắt đầu xem xét kĩ hơn vào CV và đơn xin việc của bạn, nên bạn cần phải đảm bảo thể hiện rõ ràng ngay những kĩ năng, kinh nghiệm và phẩm chất của mình mà họ sẽ đánh giá cao.

Bạn cũng cần phải tập trung vào những kĩ năng và điểm mạnh phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển khi viết CV, đơn xin việc và tham dự vòng phỏng vấn tìm việc làm. Bạn càng có nhiều điểm phù hợp với công việc, bạn càng có nhiều cơ hội tìm việc làm thành công. Hãy thực hiện theo các bước sau đây nhé.

         Phân tích yêu cầu tuyển dụng

Thông tin tuyển dụng thường được chia thành nhiều phần. Bạn có thể xem thông tin về công ty, chi tiết về bằng cấp ứng viên cần có, và mô tả trách nhiệm cần đảm nhận trong công việc. Một số tin được viết ngắn gọn, nhưng nhiều mẫu tin khác được trình bày rất chi tiết về công việc và doanh nghiệp. Hãy dành ra thời gian để xem mục yêu cầu tuyển dụng để bạn làm quen với những điều nhà tuyển dụng muốn.

         Lập danh sách

Nếu công việc phù hợp, thì bước kế tiếp là liên kết giữa kĩ năng bạn có với yêu cầu của nhà tuyển dụng để lập nên một danh sách những năng lực liên quan dành cho một ứng viên lí tưởng cho vị trí bạn nhắm đến. Nếu tin tức tuyển dụng được viết cẩn thận và chi tiết, thì bạn sẽ có thể hoàn chỉnh tốt danh sách của mình ngay từ tin đăng tuyển.

Sử dụng bất kì từ khóa mô tả kĩ năng, năng lực hoặc kinh nghiệm mà người sử dụng lao động dùng. Đồng thời, hãy xem mục trách nhiệm công việc và phỏng đoán những năng lực chuyên môn nào cần thiết để đảm nhận nhiệm vụ trên.

Ví dụ như, nếu tin tuyển dụng đề cập bạn phải tổ chức các sự kiện gây quỹ cho những nhà tài trợ tiềm năng, thì bạn có thể đoán là kĩ năng lập kế hoạch sự kiện sẽ được đánh giá cao và nên được bổ sung vào danh sách của mình.

         Thu thập thêm thông tin

Thỉnh thoảng tin tìm việc làm rất ngắn và không cung cấp nhiều về yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hãy thử xem trên trang web riêng của công ty, vì thường ở đó sẽ có nhiều thông tin hơn trong trang của phòng nhân sự.

Một chiến lược khác là tìm thông tin cho việc làm tương tự trên các trang web tìm việc làm uy tín. Đồng thời, bạn cũng có thể tra cứu trên google. Ví dụ như, nếu bạn đang ứng tuyển cho vị trí phân tích tín dụng, thì hãy thử tra cứu bằng cụm từ “mô tả công việc phân tích tín dụng”.

         Hỏi lời khuyên

Nếu rất mong muốn ứng tuyển thành công công việc này, thì hãy liên hệ với những người làm trong lĩnh vực và hãy hỏi họ những điều cần thiết để làm tốt công việc của họ. Hãy liên lạc với cựu sinh viên trong trường đại học qua văn phòng hướng nghiệp hoặc văn phòng cựu sinh viên, gia đình và bạn bè để có một danh sách những tư vấn viên tiềm năng.

         Liên kết

Một khi bạn đã hoàn thành danh sách chi tiết những năng lực chuyên môn cho công việc mình nhắm đến, hãy xem lại từng tiêu chí trong danh sách và cố gắng nghĩ cách chứng minh bạn sở hữu năng lực đó. Hãy viết ra cách bạn đã sử dụng những kĩ năng, kiến thức đó để nâng cao chất lượng trong công việc, tình nguyện, thực tập hoặc khi đi học.

Bất cứ khi nào có thể, hãy chỉ ra những kết quả tích cực hoặc chứng nhận trong khi đang mô tả từng kĩ năng. Ví dụ như, nếu công việc yêu cầu kĩ năng viết tốt, bạn có thể nói: “Khi làm thực tập sinh cho vị trí marketing, tôi đã viết các bài PR sản phẩm và có 2 bài được đăng trên các báo lớn như…”

         Ưu tiên năng lực chuyên môn trong đơn xin việc

Hãy ưu tiên phần viết về năng lực chuyên môn của bạn trong đơn xin việc, và đặt những nội dung ít ghi điểm về cuối. Hãy soạn một câu mở đầu giới thiệu 2-4 năng lực liên quan của bạn để thể hiện bạn là một sự phù hợp tuyệt vời cho công việc.

Ví dụ như, làm một giao dịch viên ngân hàng, bạn có thể nói: “Kĩ năng làm toán giỏi, định hướng dịch vụ khách hàng, chú ý đến chi tiết và khả năng làm việc với độ chính xác cao làm cho công việc này là lựa chọn phù hợp tuyệt vời cho tôi”. Trong đoạn tiếp theo, bạn nên cung cấp ví dụ về thời điểm và cách bạn vận dụng những kĩ năng này.

         Xem lại đơn xin việc và CV

Hãy xem lại đơn xin việc và CV của mình và đảm bảo bạn đã viết chính xác những thông tin, kĩ năng, kinh nghiệm phù hợp với công việc. Hãy liệt kê những thông tin có khả năng ghi điểm cao lên trước để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Nếu bạn có vài kinh nghiệm làm việc thể hiện năng lực tốt hơn những công việc khác, bạn có thể lập một mục như “Kinh nghiệm liên quan” (nếu những kinh nghiệm này không từ công việc mới nhất của bạn). Hãy dành ra vài phút để cập nhật mô tả công việc bạn từng làm. Thiết kế đơn xin việc và CV cẩn thận có thể giúp hồ sơ của bạn ấn tượng hơn.

         Viết đề mục

Vài ứng viên có vô số kinh nghiệm phù hợp từ khóa năng lực chuyên môn. Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm có thể lập thành một mục, thì bạn có thể viết đề mục như “Kinh nghiệm viết”, “Kinh nghiệm lập kế hoạch sự kiện” và đặt những kinh nghiệm liên quan vào những phần này trong đơn xin việc. Những đề mục phù hợp sẽ thu hút nhà tuyển dụng vào những năng lực chuyên môn chủ chốt chỉ bằng một cái liếc mắt.

         Trong buổi phỏng vấn tìm việc làm

Trước khi tham dự phỏng vấn, hãy xem lại danh sách năng lực chuyên môn bạn dùng cho hồ sơ của mình. Sẵn sàng thảo luận về từng kĩ năng cụ thể. Bạn cũng có thể nhắc lại những thông tin chứng minh bạn là ứng viên tiềm năng trong thư cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn.

Lí do bạn nên nộp đơn xin nghỉ việc trước ít nhất 1 tháng

Có rất nhiều lí do tốt để nghỉ việc. Trong một thế giới lí tưởng, bạn luôn nghỉ một công việc vì một cơ hội khác tốt hơn xuất hiện. Nhưng đây là hiện thực, đôi khi, quyết định nghỉ việc ít khi được thúc đẩy vì muốn khám phá những chân trời mới, mà phần nhiều là do muốn thoát khỏi công việc hiện tại mà bạn không chịu đựng nổi nữa.

Khi điều đó xảy ra, câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong tâm trí nhiều người là: “Mình có cần xin nghỉ trước một tháng?”.

         Luật pháp đứng về phía bạn (nhưng hãy cẩn thận)

Bạn có thể nghỉ việc mà không báo trước không? Đâu là cách tốt nhất để nghỉ việc ngay lập tức?

Theo luật lao động, nghỉ việc là quyền của người lao động, miễn là người lao động có báo trước 30 ngày cho người sử dụng lao động. Đồng thời, bạn cũng nên xem xét kĩ hợp đồng lao động cụ thể giữa bạn và công ty về các điều khoản liên quan vì nội dung hợp đồng có thể rất khác nhau tùy theo mỗi công ty.

Tóm lại, trong hầu hết mọi trường hợp, cách tốt nhất vẫn là nên báo trước, dù trong tình huống khó khăn đến đâu. Bạn sẽ không bao giờ biết được có khi sếp cũ có quen biết với sếp tương lai của mình, vậy nên cách khôn ngoan là hãy soạn đơn xin nghỉ việc với lí do hợp lí, cũng như nộp đơn một cách chuyên nghiệp và lịch sự. Điều này có thể ảnh hưởng đến cơ hội tìm việc làm sau này của bạn nếu chẳng may nhà tuyển dụng tương lai nhận tin rằng bạn đã nghỉ việc chỗ làm trước mà không báo trước. Hãy thử nhìn vấn đề từ quan điểm của nhà tuyển dụng: liệu bạn có muốn thuê người có thể bất thình lình bỏ mặc bạn, công việc và công ty mà không nói một lời nào?

Ngoài ra, còn có khả năng bạn bị phạt vì đột ngột nghỉ việc.

Nếu bạn là nhân viên hợp đồng và bạn nghỉ việc trước khi đến thời hạn, thì bạn có thể phải bồi thường hợp đồng.

         Tuân thủ qui định có lẽ là cách tốt nhất

Có nhiều nhân viên phải làm việc trong điều kiện khó khăn hoặc chỉ vừa mới vào làm và đã nhận ra công việc này không hợp với mình, nhưng lại không biết phải làm sao. Nói chung, nếu bạn muốn nghỉ việc, thì câu trả lời là hãy nộp trước đơn xin nghỉ việc và sau đó, hãy cố gắng chịu đựng trong hai tuần.

         Lí do nộp đơn xin nghỉ việc trước ít nhất 1 tháng

Có vài trường hợp bạn có thể và nên chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn:

– Nhân viên bị bóc lột lao động.

– Nhân viên bị ngược đãi, quấy rối tình dục.

– Nhân viên phải làm việc trong một môi trường không an toàn.

– Sức khỏe tinh thần của nhân viên bị đe dọa nghiêm trọng do áp lực công việc.

– Nhân viên chưa được trả lương đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc tiền lương bị giữ lại trong một khoảng thời gian mà không có lí do hợp lí.

– Nhân viên bị yêu cầu làm những việc phi đạo đức hoặc trái luật pháp.

– Nhân viên buộc phải nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình.

– Biến động xảy ra trong cuộc sống như nhân viên nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, nhân viên bị ốm đau, tai nạn chưa phục hồi khả năng lao động.

         Trước khi nghỉ việc

Trong phần lớn trường hợp, hoàn toàn hợp lí khi liên lạc với phòng Nhân sự hoặc các quản lí không trực tiếp liên quan đến lí do bạn cần nghỉ trước thời hạn để thảo luận về vấn đề của bạn. Phòng Nhân sự có thể giúp bạn tìm ra những giải pháp khả thi trước khi nộp đơn.

Trong vài trường hợp, bạn cũng có thể nhờ nhân viên tư vấn hoặc nhà trị liệu giúp bạn giải quyết những áp lực trong công việc. Hãy nhớ rằng công ty không thể bắt bạn ở lại. Tuy nhiên, nếu bạn nghỉ việc mà không có lí do chính đáng hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, thì bạn có thể sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

         Cách nghỉ việc

Dù bạn nộp đơn xin nghỉ việc trước nhiều hay ít ngày, thì vẫn có những cách nghỉ việc một cách lịch sự. Một cuộc đối thoại luôn là tốt nhất, nhưng nếu bạn không thể thảo luận trực tiếp vấn đề nghỉ việc của mình với cấp trên, thì bạn có thể gọi điện thoại hoặc gửi thư điện tử.