Làm thế nào để đơn xin nghỉ phép của bạn luôn được chấp nhận?

Ngày nay, con người hầu như luôn phải sống trong gánh nặng của công việc. Nhiều người thậm chí còn tham công tiếc việc đến nỗi không có lấy một chút thời gian nào để ngơi nghỉ. Đừng bao giờ để cả cơ thể lẫn tinh thần của bạn trở nên quá áp lực, quá mệt mỏi. Chúng ta chỉ có thể thành công khi cơ thể luôn ở chế độ thoải mái nhất. Chính vì thế những ngày nghỉ phép là giải pháp hiệu quả giúp bạn vực dậy tinh thần nhanh nhất. Tuy nhiên, không phải ông chủ lúc nào cũng sẽ dễ dàng đồng ý cho nhân viên nghỉ phép. Sau đây, chúng tôi cung cấp cho bạn những lý do hợp lý nhất để đưa vào đơn xin nghỉ phép.

Nghỉ phép khi bạn bị ốm

Đương nhiên với đa số chúng ta, ai cũng từng nghỉ học hoặc nghỉ làm vì thể trạng không tốt. Đây luôn được xem là lý do đơn giản và hợp lý nhất để ghi vào đơn xin nghỉ phép trước khi gửi cho sếp. Không có nơi nào bắt nhân viên làm việc ngay cả khi sức khỏe của họ không cho phép cả.

Bị ốm mà vẫn đi làm, không những có hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Là một người coi trọng công việc thì càng phải nên nghỉ ngơi đến khi hết bệnh rồi tiếp tục công việc hơn là gắng sức nhưng kết quả cũng chẳng ra sao. Lý do xin nghỉ phép vì bị ốm luôn được xem là lý do thuyết phục nhất dù ở bất kỳ nơi nào.

Áp lực từ công việc

Không phải cứ đợi đến lúc bị ốm thì mới dám viết đơn xin nghỉ phép đâu! Trong guồng quay của công việc, những áp lực đè nén làm cho đầu óc như chực chờ được bùng nổ. Trong khi chúng ta đều phải giữ cho mình sự tỉnh táo và năng lượng tích cực nhất. Nếu bạn đang trong thời gian căng thẳng, bạn không thể hoàn thành công việc một cách khoa học thì có lẽ bạn đang cần một kỳ nghỉ ngắn. Làm mới lại tinh thần sau những ngày dài cho công việc, chắc hẳn rằng ông chủ cũng đang ủng họ bạn cho một chuyến đi sau đó trở về công ty với tinh thần sẵn sàng cho mọi công việc được giao.

Bạn có một cuộc hẹn khám sức khỏe

Sức khỏe của bản thân luôn phải đứng ở vị trí ưu tiên hàng đầu dù cho bạn có bận rộn đến đâu đi nữa. Sức khỏe là vàng. Vậy nên, nếu lịch khám chữa bệnh của bạn là một ngày trong tuần làm việc, hãy viết cho sếp một đơn xin nghỉ phép theo như quy định của công ty và thực hiện khám bệnh theo đúng lịch trình. Đây là một lý do được xem là chính đáng, nên bạn cứ yên tâm rằng sẽ chẳng có ai phiền lòng mình cả.

Giải quyết công việc gia đình
Gia đình là một phần quan trọng không thể thiếu của mỗi cá nhân. Sẽ là phi lý nếu như bạn chỉ quan tâm đến công việc, ngoài ra không còn gì khác. Đương nhiên chúng tôi không khuyến khích bất cứ ai cứ đôi ba bữa lại xin nghỉ phép với lý do giải quyết chuyện gia đình. Nhưng có những khi gia đình cũng có những vấn đề riêng cần giải quyết ổn thỏa vì chả có nhân viên nào có thể làm việc với tâm lý bất ổn cả. Chúng ta cần phải cân bằng giữa việc riêng và nhiệm vụ cần hoàn thành ở văn phòng. Gia đình phải được xem là điều quan trọng, chúng ta lao đầu vào làm việc, kiếm tiền cũng chỉ vì gia đình. Đừng biến công việc trở thành lý do để bạn thờ ơ với người thân của mình. Gửi đi lá thư xin nghỉ phép để giải quyết những vấn đề đang phát sinh với gia đình của mình nhé!

Nghỉ phép đột xuất
Là trường hợp thường xuyên xảy ra, nhất là tại công sở, đây cũng chính là trường hợp nhiều người phải điên đầu suy nghỉ làm thế nào để xin nghỉ phép cho thật hợp lý. Có muôn vàn lý do để biện hộ cho việc nhân viên nghỉ việc bất thình lình như thế này. Chẳng hạn như xe hư hoặc đi nửa đường thì lãnh nguyên một cái đinh vào lốp xe, chết máy,… chờ sửa xe không kịp giờ làm thì đành phải xin phép nghỉ thôi vậy.

Thậm chí nếu bạn lỡ ngủ dậy muộn cũng có thể viện cớ là đột nhiên bị sốt, đau bụng,… Đây là những lý do nghe có vẻ trời ơi đất hỡi. Nhưng sếp cũng chỉ có thể cho bạn nghỉ việc hôm ấy mà thôi.

Cách viết đơn xin nghỉ phép trong những trường hợp cần thiết

Nếu một điều gì đó bất trắc xảy ra trong cuộc sống cá nhân hoặc công việc của bạn, bạn cần nghỉ phép nhiều hơn so với số ngày nghỉ phép theo quy định. Bạn định làm gì?

Nghỉ phép cá nhân là gì?

Đây là số ngày nghỉ bạn có theo hợp đồng lao động của bạn. Nhưng nghỉ phép cá nhân là gì và bạn có thể nghỉ làm trong bao lâu? Nói tóm lại, nghỉ phép là một khoảng thời gian một nhân viên nghỉ việc trong khi vẫn giữ chức danh nhân viên từ thời gian nghỉ phép tới khi nhân viên trở lại làm việc. Nó khác với các hình thức vắng mặt khác như kỳ nghỉ, ngày lễ.

Bạn có được trả tiền khi nghỉ phép không?

Bạn có thể được trả tiền trong thời gian nghỉ phép, nhưng thông thường nhất, vắng mặt không được trả lương. Nếu bạn được trả tiền, bạn vẫn có thể cần chi trả các quyền lợi khác như bảo hiểm nha khoa hoặc bảo hiểm nhân thọ trong thời gian nghỉ phép.

Nếu bạn thấy mình ở một vị trí mà bạn cần viết đơn xin nghỉ phép, hãy làm theo các bước sau để thành công.

Tìm hiểu chính sách nghỉ phép

Ngoài các chương trình và chính sách nghỉ phép được quy định, hầu hết các công ty đều khác nhau trong các chính sách nghỉ phép. Nhưng bạn có quyền và điều quan trọng là bạn phải nhận thức được chúng. Nhà tuyển dụng được pháp luật yêu cầu phải cho bạn thời gian nghỉ phép nếu bạn có đơn xin nghỉ phép.

Đưa thời gian nghỉ nhiều hơn dự kiến

Bạn không bao giờ nên nghỉ phép mà không có bất kỳ thông báo nào, xin nghỉ phép không phải là một tin xấu. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên cho sếp của bạn đủ thời gian để lên kế hoạch trước. Họ sẽ phải sắp xếp một ai đó làm thay vị trí của bạn. Nói chuyện với cả giám sát trực tiếp và nhân sự của bạn trước khi nộp đơn nghỉ phép.

Bạn không nên qua mắt người giám sát của mình, vì vậy bạn nên chắc chắn rằng bạn nói trước với họ về vấn đề này. Bộ phận nhân sự có lẽ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi để đảm bảo các chính sách nghỉ phép cho bạn. Bạn nên cố gắng trả lời những câu hỏi này, nhưng bạn nên nói chuyện với người giám sát trực tiếp của mình trước, để không ảnh hưởng giữa các mối quan hệ.

Viết ra

Giống như bất kỳ tài liệu ràng buộc về mặt pháp lý nào khác, điều quan trọng là bạn phải xin nghỉ phép bằng văn bản (đơn xin nghỉ phép). Nó sẽ bao gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc và một số lý do chính đáng.

Đưa ra thời gian quay trở lại công việc

Điều này rất quan trọng cho cả bạn và người giám sát nhân viên của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn thực sự có ý định trở lại. Điều này cũng giúp đơn của bạn được chấp nhận dễ dàng hơn. Nó cũng sẽ giúp bạn tự tin và ổn định hơn khi bạn biết mình có việc làm để trở lại.

Những mẹo nhỏ khi viết đơn xin nghỉ việc để tìm việc mới

Bạn đã tìm được một công việc mới, và thậm chí có thể là một công việc mới với một mức lương cao hơn, và giờ là lúc bạn cần rời đi. Khi bạn nghỉ việc, điều quan trọng là bạn phải làm điều đó một cách chuyên nghiệp. Bạn cần phải viết hoặc gửi thư từ chức khi bạn rời đi để có cơ hội việc làm mới.

Bạn không cần phải giải thích về những lý do bạn sẽ rời đi, đặc biệt nếu bạn không có những lý do tích cực. Dưới đây là mẹo viết đơn xin nghỉ việc và chuẩn bị cho công việc mới

Nói chuyện với sếp của bạn trước

Nếu có thể, hãy nói với sếp của bạn về kế hoạch từ chức của bạn trước. Sau đó, bạn có thể gửi một lá đơn xin nghỉ việc.

Viết đơn xin nghỉ việc khi có thể

Nếu thời gian cho phép, hãy gửi đơn xin nghỉ việc chính thức sau khi bạn nói chuyện với sếp. Gửi một bản in cho cả sếp của bạn và văn phòng nhân sự, và giữ một bản sao cho chính bạn. Tuy nhiên, nếu thời gian là điều cốt yếu, bạn có thể gửi email thay thế. Gửi email từ chức cho sếp của bạn và gửi kèm email đến văn phòng nhân sự.

Nêu ngày tháng

Trong thư của bạn, hãy nêu ngày cụ thể mà bạn dự định nghỉ việc và cố gắng thông báo ít nhất trước một tháng nếu điều đó có thể. Tùy theo loại hình công việc thì 30 ngày hoặc 45 ngày được coi là lượng thời gian tiêu chuẩn để đưa ra thông báo.

Tích cực

Hãy tích cực khi bạn nói về công ty hiện tại của bạn. Đừng đi vào chi tiết về cách công việc mới này tốt hơn nhiều so với công việc hiện tại của bạn hoặc đừng nói bất cứ điều gì xấu về công ty hiện tại, đồng nghiệp hoặc quản lý cũ. Thể hiện lòng biết ơn đối với thời gian bạn dành cho công ty.

Đề nghị được hỗ trợ

Nếu có thể, hãy đề nghị được giúp đỡ công ty trong giai đoạn chuyển tiếp. Bạn có thể tình nguyện đào tạo nhân viên mới hoặc giúp đỡ theo một cách khác. Bằng cách này, bạn sẽ để lại ấn tượng tích cực trước khi bạn nghỉ việc.

Cung cấp thông tin liên lạc

Bao gồm một địa chỉ email và số điện thoại cá nhân của riêng bạn trong nội dung thư của bạn để tiện liên lạc nếu công ty cũ có việc cần liên hệ. Nếu bạn đang gửi email, bạn có thể bao gồm thông tin này ở cuối chữ ký của bạn.

Định dạng thư

Nếu bạn viết một lá thư, hãy chắc chắn định dạng thư của bạn thích hợp. Bao gồm một tiêu đề với tên và địa chỉ của nhà tuyển dụng, ngày, và tên và địa chỉ của bạn.

Chỉnh sửa

Cho dù gửi thư hoặc email, hãy đọc kỹ thư của bạn trước khi gửi. Bạn có thể cần đến một lời giới thiệu của công ty cũ tại một thời điểm nào đó trong tương lai, vì vậy hãy đảm bảo đơn của bạn thật hoàn hảo trước khi gửi.

Hướng dẫn sinh viên mới tốt nghiệp viết CV xin việc

Bạn là sinh viên vừa mới tốt nghiệp. Từ một môi trường học đường vốn đã rất quen thuộc, nay mở ra trước mắt bạn là một thế giới hoàn toàn mới lạ, vừa thú vị nhưng cũng đầy thử thách, cam go. Nhất là khi đang bắt đầu bước chân trên con đường tìm việc làm, bạn phải đối diện với một khái niệm hoàn toàn mới gọi là “CV xin việc”. Vậy CV xin việc là gì? Đâu là cách soạn thảo một lá đơn hiệu quả cho quá trình tìm việc làm của bạn? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn, cụ thể là những sinh viên mới tốt nghiệp, các thông tin cần thiết về CV xin việc, cũng như cách trình bày hoàn chỉnh chinh phục mọi nhà tuyển dụng.

Nếu khó khăn trong việc viết CV xin việc chuyên nghiệp, người tìm việc có thể tải về những mẫu đơn chất lượng tại các trang web chuyên ngành nhân sự, tuyển dụng việc làm hàng đầu.

Link Download :

Mẫu đơn xin việc chuẩn – Careerlink.vn

Mẫu đơn tuyển dụng mẫu phổ biến – Tuyendunglg

CV xin việc sẽ chứng minh với nhà tuyển dụng vì sao họ nên chọn bạn, giúp làm bạn nổi bật hơn đám đông ứng viên khác. Đặc biệt, với một sinh viên mới ra trường, bạn cần chú ý viết một CV với đầy đủ các phần, đề mục và nội dung cần thiết, cũng như tuân theo cách trình bày tiêu chuẩn.

    Mục thông tin cá nhân

Trong mục này, hãy trình bày họ tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ nhà, địa chỉ thư điện tử và số điện thoại của bạn. Hãy lưu ý rằng CV xin việc được dùng cho mục đích trang trọng là tìm việc làm. Vì vậy, bạn cần có một địa chỉ thư điện tử phù hợp. Nếu bạn chưa có một địa chỉ nghiêm túc, hãy tạo mới tài khoản trên gmail, với họ tên của bạn và vài con số sao cho dễ nhớ, dễ sử dụng và thật chuyên nghiệp.

         Mục Trình độ học vấn

Bạn không cần trình bày thông tin từ các cấp nhỏ như khi học tiểu học, trung học,… Hãy viết trình độ cao nhất bạn đang có, có thể là đại học hoặc cao học,… Bạn chỉ cần viết tên trường mình đã tốt nghiệp, chuyên ngành của bạn và năm bạn tốt nghiệp. Trừ khi bạn tốt nghiệp loại giỏi hoặc xuất sắc, còn không thì bạn không cần nêu thông tin này.

Đồng thời, hãy trình bày những thành tích, giải thưởng (nếu có) bạn đạt được từ các cuộc thi, cũng như những bằng cấp, chứng chỉ liên quan như Tin học, Ngoại ngữ. Các thông tin này sẽ giúp tăng điểm cho đơn xin việc của bạn một cách đáng kể.

         Mục Kinh nghiệm làm việc

Mục này sẽ là một khó khăn đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp, vì họ chưa có kinh nghiệm làm việc chính thức nào. Nhiều bạn hẳn sẽ băn khoăn điều này. Nhưng hoàn toàn không có khó khăn gì cả.

Trong mục này, bạn có thể trình bày kinh nghiệm từ các đợt thực tập, kiến tập, vì với nhà tuyển dụng, đó là những kinh nghiệm từ môi trường làm việc thực tế. Bạn hoàn toàn có thể tự tin khi viết chúng vào. Thêm nữa, nếu bạn có đi làm thêm, làm bán thời gian, thì bạn vẫn có thể kể vào. Đồng thời, những hoạt động bạn từng tham gia trong thời gian đi học như hoạt động tình nguyện, hoạt động của hội sinh viên, đoàn, khoa,… thậm chí hoạt động nhóm khi tham gia làm các dự án, đề tài nghiên cứu đều có thể góp điểm cho đơn xin việc của bạn.

         Mục Kĩ năng

Trong mục này, bạn sẽ viết về những kĩ năng mềm mình có. Hãy tham khảo yêu cầu tuyển dụng xem bạn có hội tụ những kĩ năng công ty cần không. Sau đó, hãy trình bày cách bạn đã tích lũy những kĩ năng này, hãy liên hệ những kĩ năng mềm đó với những hoạt động trước giờ của bạn. Bạn có vận dụng những kĩ năng nào để giải quyết thành công công việc nào không?

Một số kĩ năng mềm ứng viên lí tưởng nên có gồm: giải quyết vấn đề, thuyết trình, quản lí thời gian, làm việc nhóm, đa nhiệm,…

         Mục Sở thích

Thông thường, mục này không bắt buộc phải có trong đơn xin việc, nhất là khi bạn đã đi sâu trên con đường sự nghiệp, tích lũy được nhiều kĩ năng quí giá và nhiều năng lực chuyên môn, cũng như kinh nghiệm hấp dẫn để chia sẻ với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, vì bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, vẫn chưa có nhiều thông tin cho các mục đã trình bày ở trên, thì mục Sở thích này chính là sự lựa chọn tuyệt vời của bạn. Bằng cách trình bày những sở thích phù hợp công việc, bạn đang không những giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn rõ nét về tính cách, con người bạn, mà còn giúp bạn thể hiện bản thân là một người có cuộc sống phong phú bên cạnh niềm đam mê phù hợp công việc.

Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ phép vì lí do cá nhân

Có nhiều lí do bạn cần đến đơn xin nghỉ phép. Có thể vì lí do gia đình hoặc cá nhân mà bạn sẽ cần kéo dài khoảng thời gian nghỉ phép của mình. Sau đây là thông tin về các cách thức xin nghỉ phép, cách soạn đơn xin nghỉ phép với lí do cá nhân sẽ cung cấp cho bạn ý tưởng viết lá đơn cho mình.

         Xin nghỉ phép được chấp thuận

Có những tình huống nhất định người sử dụng lao động tuân theo luật pháp và chấp thuận khoảng thời gian nghỉ phép bạn đề nghị. Luật có thể không yêu cầu công ty trả lương cho bạn trong thời gian nghỉ, dù toàn phần hay một phần, nhưng theo luật định, bạn hoàn toàn được đảm bảo trở lại làm việc sau đợt nghỉ.

Một vài lí do phải xin nghỉ phép là sinh con, nhận con nuôi, những trường hợp trị bệnh cụ thể hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Đối với những lí do được xem là cá nhân như học tiếp, những căng thẳng hoặc bệnh tật cá nhân thì luật pháp không yêu cầu cấp trên của bạn chấp thuận đề nghị xin nghỉ phép. Khi bắt đầu đi làm, hãy tìm hiểu về quyền lợi bạn sẽ được hưởng liên quan đến đề nghị, xin nghỉ phép. Những hướng dẫn có thể rất khác nhau tùy theo mỗi công ty, nên đừng cho rằng mọi nơi đều như nhau.

Xin nghỉ phép thời gian dài thường không được trả lương, nhưng bạn có thể sử dụng số ngày tích lũy cho kì nghỉ nếu bạn có thể lên kế hoạch trước. Trong nhiều trường hợp, cấp trên sẽ vui vẻ chấp thuận đơn xin nghỉ phép của bạn, đặc biệt nếu bạn cởi mở và thành thật với họ về những gì bạn đang trải qua và thông báo với họ trước một khoảng thời gian.

Không may thay, đôi khi bạn phải đột ngột xin nghỉ phép và không có nhiều thời gian để thông báo sớm. Dù tình huống có như thế nào, hãy chắc chắn bạn sẽ xin nghỉ phép một cách chuyên nghiệp và lịch sự.

         Xin nghỉ phép bằng lời nói và đơn từ

Hãy lên kế hoạch xin nghỉ phép cả bằng lời nói và đơn từ. Lời khuyên luôn là nên có một cuộc trò chuyện trực tiếp với cấp trên về nhu cầu xin nghỉ phép của bạn. Bạn không cần phải cung cấp mọi chi tiết về vấn đề của bạn, nhưng họ càng biết nhiều về lí do của bạn, họ càng cảm thông cho bạn hơn.

Sau cuộc nói chuyện, bạn nên soạn đơn xin nghỉ phép với những trình bày rõ ràng.

Bạn có thể gửi đơn qua hộp thư điện tử, thư truyền thống hoặc đưa tận tay cho cấp trên. Đồng thời, nếu bạn làm việc trong một nhóm với các đồng nghiệp khác, thì bạn nên thông báo cho họ sau khi đơn của bạn được chấp thuận.

Bạn có thể gửi e-mail cho đồng nghiệp theo nhóm hoặc riêng từng cá nhân, tùy thuộc số lượng thành viên trong công ty hoặc phòng ban, và mức độ thân thiết giữa bạn và đồng nghiệp. Chìa khóa là hãy cởi mở và thành thật với nơi bạn làm việc và với những ai bạn làm việc cùng, nhưng hãy lưu ý, bạn chỉ cần chia sẽ lượng thông tin mà bạn cảm thấy thoải mái về việc xin nghỉ phép của mình.

         Viết gì trong đơn xin nghỉ phép?

Khi viết đơn xin nghỉ phép, có vài thông tin quan trọng bạn cần nêu:

– Bắt đầu bằng việc trình bày khoảng thời gian bạn định xin nghỉ phép và khi nào bạn muốn bắt đầu nghỉ và quay trở lại làm việc.

– Giải thích ngắn gọn lí do bạn xin nghỉ phép và có thể là nơi nào bạn sẽ đến trong thời gian nghỉ.

– Nếu có thể, hãy đề xuất trợ lí của bạn và cách liên lạc với bạn trong thời gian bạn nghỉ phép.

– Hãy nhớ viết lời cảm ơn cấp trên vì đã xem xét đề nghị này của bạn.

         Gửi đơn bằng e-mail

Nếu bạn gửi đơn bằng e-mail, thì bạn không cần viết thông tin liên lạc ở đầu đơn như khi viết tay. Dòng tiêu đề nên trình bày rõ ràng và súc tích, như: “Đơn xin nghỉ phép – [họ tên của bạn]”. Mở đầu đơn với lời chào và viết thông tin liên lạc của bạn bên dưới chữ kí.

Hướng dẫn viết CV dành cho thực tập sinh

Viết CV để xin thực tập? Đây thực sự là một trận chiến? Chà, bạn không phải là người duy nhất đâu. Viết CV thực tập cũng giống như ăn bắp ngô rang … khó khăn, cứng nhắc nhưng bổ ích. Nếu chưa biết cách, bạn có thể tham khảo các bước sau đây.

Bước 1: Chi tiết cá nhân

Bắt đầu với tên của bạn và để lại chi tiết liên lạc của bạn bên dưới. Địa chỉ email và số điện thoại của bạn là không thể thiếu. Bạn muốn nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn, để họ có thể mời bạn tham gia một cuộc phỏng vấn, hoặc nói rằng bạn đã được tuyển dụng.

Đừng viết Sơ yếu lý lịch làm tiêu đề của CV. Tên của bạn phải là tiêu đề, với chi tiết liên lạc bên dưới và địa chỉ nhà của bạn. Thêm địa chỉ liên lạc thường xuyên được xem là một ý tưởng hay, để nhà tuyển dụng biết bạn ở cách văn phòng của họ bao xa.

Bước 2: Mục tiêu nghề nghiệp

Hồ sơ của bạn nên là một đoạn văn ngắn (không quá năm câu). Trong đó, nên giới thiệu bạn là ai, giải thích lý do tại sao bạn quan tâm đến thực tập này, và nguyện vọng nghề nghiệp của bạn. Giữ cho thông tin thật ngắn gọn và tập trung vào loại hình thực tập bạn đang nộp đơn. Nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ mong muốn một ứng viên nào đó gửi nhầm CV đến cho họ cả đâu.

Trong hồ sơ của bạn, bạn nên mô tả bản thân như một sinh viên biết phân tích và có phương pháp diễn đạt tốt. Nếu bạn xin thực tập vào vị trí kế toán, hãy nhấn mạnh sự quan tâm sâu sắc của bạn vào thực tiễn kế toán và xem cách một công ty kế toán hoạt động trong môi trường chuyên nghiệp. Bằng cách này, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ, “Ôi! Ứng cử viên này là hoàn hảo!”

Bước 3: Kỹ năng chính

Một số người cố gắng đưa các kỹ năng và tài năng chính của họ vào CV. Có một cách tốt hơn để làm điều đó. Tập hợp một danh sách các gạch đầu dòng, làm nổi bật các điểm mạnh và kỹ năng cá nhân của bạn.

Không có gì lạ khi có từ 50 đến 100 ứng viên cho một vai trò duy nhất. Điều đó có nghĩa là, các nhà tuyển dụng phải chọn lọc một số lượng lớn CV và thư xin việc trong quá trình tuyển dụng. Ngay cả những nhà tuyển dụng nhiệt tình nhất cũng khó có thể đọc được nhiều CV từ đầu đến cuối. Họ có thể chỉ lướt qua nửa trên của CV của bạn và quét qua trình độ của bạn. Một CV thành công cần phải thu hút sự chú ý của họ một cách nhanh chóng.

Bạn nên tập trung vào các kỹ năng mà tất cả các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm: lập kế hoạch và tổ chức, kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, giải quyết vấn đề…

Bước 4: Trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc

Khi viết CV bạn nên đưa các thông tin về nơi bạn học tập các bằng cấp có liên quan đến công việc mà mình đang ứng tuyển. Thêm vào các loại công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian mà bạn đã từng có. Sau đó làm nổi bật các kinh nghiệm mà bạn học hỏi từ quá trình đó.

Nếu bạn chưa bao giờ có việc làm được trả lương, hãy liệt kê bất kỳ vị trí kinh nghiệm làm việc ngắn hoặc tình nguyện mà bạn đã hoàn thành. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có bất kỳ kinh nghiệm làm việc trong một ngành tương tự như thực tập. Nhà tuyển dụng sẽ rất hào hứng khi họ thấy các ví dụ về tình nguyện có liên quan đến vai trò họ đang tuyển dụng.

Nó cho thấy một quan tâm sâu sắc trong thực tập bạn đang nộp đơn. Một nhà tuyển dụng thà tuyển dụng một thực tập sinh có niềm đam mê với ngành, hơn một ứng viên có trình độ tốt hơn, nhưng lại thờ ơ với vai trò này.

Một số cách viết đơn xin việc hiệu quả

Đơn xin việc dù được gửi qua email hoặc trên giấy đều là bước quan trọng đầu tiên để có được một cuộc phỏng vấn tìm việc làm.

Mặc dù một số nhà tuyển dụng tốt nghiệp thích CV hơn, nhưng đa số đều yêu cầu ứng viên hoàn thành mẫu đơn xin việc, trực tuyến hoặc trên giấy. Các đơn xin việc thường bao gồm thông tin tiểu sử tiêu chuẩn (ví dụ về giáo dục và kinh nghiệm của bạn), cùng với những điều làm nổi bật sự phù hợp của bạn đối với công việc.

Nhà tuyển dụng sử dụng mẫu đơn xin việc như thế nào?

Nhiều nhà tuyển dụng thích các mẫu đơn xin việc hơn CV vì chúng giúp chuẩn hóa việc ứng tuyển. Điều này có thể được coi là công bằng hơn bởi vì các nhà tuyển dụng có thể so sánh các ứng viên dễ dàng hơn. Nhược điểm là phương pháp tiêu chuẩn hóa này cũng cho phép các nhà tuyển dụng nhanh chóng lọc ra các ứng viên không phù hợp (đôi khi điều này thậm chí được thực hiện bằng máy tính).

Nhà tuyển dụng sử dụng các mẫu đơn ứng tuyển viết bằng tay để lọc ứng viên cho cuộc phỏng vấn tìm việc làm, và cũng có thể tham khảo thông tin trên mẫu trong cuộc phỏng vấn. Đó là một ý tưởng tốt để bạn có thể ghi nhớ những gì bạn đã viết.

Những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm trong các mẫu đơn xin việc

Khi đánh giá đơn xin việc, nhà tuyển dụng muốn biết hai điều:

1. Bạn có đáp ứng tiêu chí của họ? Thông tin này cho phép họ rút bớt các ứng viên không phù hợp. Do đó, hãy chắc chắn rằng phần mô tả công việc của bạn phù hợp với yêu cầu.

2. Bạn có phù hợp với văn hóa của công ty.

Bước 1. Chuẩn bị kỹ càng

Nêu tất cả các thông tin cơ bản của bạn: chi tiết cá nhân, trình độ học vấn

Hãy suy nghĩ về lý do tại sao bạn muốn công việc đó.

Hãy suy nghĩ về những gì bạn đưa vào đơn và những gì làm cho bạn nổi bật hơn.

Bước 2. Tìm hiểu những gì nhà tuyển dụng muốn

Kiểm tra ngày kết thúc quá trình nhận hồ sơ; nếu có thể, hãy ứng tuyển trước thời hạn. Một số nhà tuyển dụng bắt đầu xử lý hồ sơ ứng tuyển trước ngày kết thúc và ít quan tâm hơn đến các hồ sơ gửi trễ, vì vậy nếu bạn gửi sớm đơn của mình, bạn có thể được chú ý nhiều hơn.

Đọc mô tả công việc và đặc điểm yêu cầu cá nhân để tìm hiểu những kỹ năng và kinh nghiệm họ đang tìm kiếm.

Nghiên cứu về công ty để có thêm manh mối về loại ứng viên sẽ dễ thành công khi nộp hồ sơ tìm việc làm.

Bước 3. Viết đơn của bạn

Cho bản thân đủ thời gian: có thể sẽ mất rất nhiều thời gian hơn mong đợi của bạn để có thể viết một lá đơn ưng ý. Dựa vào những điều nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy, hãy soạn ra câu trả lời trước khi bắt tay vào viết ra giấy.

Hãy làm cho các thông tin của bạn có liên quan, thú vị và cá nhân hóa. Mục đích của bạn là nhận được lời mời phỏng vấn của riêng bạn, vì vậy hãy làm nó thật nổi bật.

Bước 4. Kiểm tra lần cuối

Kiểm tra chính tả đơn ứng tuyển của bạn. Nếu có thể, hãy nhờ một người bạn đáng tin cậy để kiểm tra giúp bạn. Kiểm tra xem bạn đã bao gồm mọi thứ được yêu cầu chưa. Bên cạnh đó cũng đừng quên giữ một bản sao đơn ứng tuyển của bạn, để bạn có thể đọc lại nó trước khi phỏng vấn.

Những yếu tố quan trọng để viết đơn xin việc thành công

Có quá nhiều ứng viên nộp hồ sơ như bạn vào cùng một vị trí. Điều này bắt buộc đơn xin việc của bạn phải thật sự nổi bật hơn những người khác. Bạn có thể làm điều này bằng một cách hết sức đơn giản nhưng hiếm khi được sử dụng, đó là hãy tìm hiểu về nhà tuyển dụng trước và biết được thông tin của họ càng nhiều càng tốt và thực hiện các bí quyết sau đây với đơn xin việc.

Cá nhân hóa

Khi nhà tuyển dụng đọc qua hơn 200 đơn xin việc, hầu hết các đơn này đều tương tự nhau và gây nhàm chán. Thực ra, các nhà tuyển dụng chỉ muốn xem những thông tin cụ thể, nổi bật nhất. Do đó, bạn có thể dành chút thời gian gọi đến công ty và hỏi thông tin đầy đủ của nhà tuyển dụng để có thể khiến họ chú ý nhiều hơn.

Nếu bạn có các mối quan hệ trong công ty bạn sắp phỏng vấn là bạn đã thành công một phần. Trong thời đại ngày nay, việc cạnh tranh để tìm việc làm là điều hiển nhiên. Ngoài ra, bạn có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng bằng cách gửi một lá thư tay thay vì email. Nó cũng rất cần thiết để bạn tìm hiểu trước về công ty bạn sắp phỏng vấn và cho họ thấy bạn chân thành như thế nào.

Thể hiện sự phù hợp với vị trí

Nếu bạn không biết gì về vị trí này, hoặc bạn đang nộp đơn cho bất kỳ cơ hội việc làm nào, do đó điều tốt nhất bạn có thể làm là tìm hiểu thật kỹ về nó trước khi ứng tuyển.

Trong đơn xin việc, hãy cố gắng đưa ra lý do tại sao họ nên chọn bạn. Nói về trình độ, kinh nghiệm liên quan. Bạn cũng nên nêu rõ nếu bạn không có đủ kinh nghiệm nhưng cũng nói thêm rằng bạn sẵn sàng học hỏi và làm việc chăm chỉ với mức lương thấp. Một trong những sai lầm của những người tìm việc làm thiếu kinh nghiệm là họ đòi hỏi quá cao cho vị trí công việc của họ.

Hãy cụ thể

Nếu bạn muốn có một cuộc phỏng vấn, hãy cụ thể và cá nhân hóa thư xin việc của bạn, đặc biệt nếu thư của bạn cần thể hiện các yếu tố mà hầu hết các nhà tuyển dụng yêu cầu như: sự chân thành, tập trung, chú ý đến chi tiết; và trên hết, một thái độ làm việc chăm chỉ, chân thành.

Làm thế nào để CV của bạn trông thật thu hút?

Dường như viết CV là một công đoạn mà chả có ứng cử viên xin việc nào thích thú cả. Sinh viên mới tốt nghiệp thì không biết đưa những thông tin như thế nào cho phải. Những ai đang muốn nhảy việc thì lại cứ phân vân mình nên thêm gì vào và cắt bớt phần nào trong CV. Bạn đang phải bỏ ra hàng giờ đồng hồ mà không thể viết CV ưng ý? Hãy tham khảo một vài bí quyết giúp bạncó một bản CV mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn đọc sau đây nhé.

Những lỗi thường gặp trong CV là gì?

Hầu như nhiều người trong chúng ta sẽ thấy trong CV của người khác là sự luộm thuộm như một bản phát họa chưa hoàn chỉnh. CV của bạn liệu có gặp trường hợp như vậy không? Luộm thuộm ở đây là cách trình bày dòng chữ không được căn chỉnh đúng phông, dẫn đến sự lồi lõm giữa các hàng. Rất nhiều ứng viên đề cập đến việc mình giỏi Microsoft Office trong CV, thế nhưng có lẽ lỗi sai trầm trọng này đã tố cáo khả năng của bạn rồi.

Lỗi tiếp theo thường là ở phần diễn đạt. Nhiều bạn mô tả kinh nghiệm làm việc theo một cách rất chung chung, dường như nếu chúng ta áp dụng CV này ở bất kỳ vị trí nào cũng được và thực tế điều này không mang lại hiệu quả. Điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy là sự rõ ràng, quy mô, kết quả công việc của bạn thể hiện qua những con số, thống kê chứ không phải là một câu văn chung chung không hề có lấy một dẫn chứng.

Một lỗi khi viết CV phổ biến khác là trình tự sắp xếp thông tin. Chẳng hạn như khi bạn sắp xếp kinh nghiệm làm việc hay học vấn, hãy liệt kê chúng theo trình tự thời gian từ gần nhất đến xa nhất.

Có cần thiết để tóm tắt tất cả mục tiêu nghề nghiệp trong CV hay không?

Thường thì phần này sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Nếu như bạn cảm thấy thông tin đó là không cần thiết cho vị trí mà mình ứng tuyển thì hãy loại bỏ nó ra. Hoặc nếu bạn đã từng làm rất nhiều công việc trước đây, hãy giới hạn lại một số kinh nghiệm quan trọng hoặc có liên quan nhất thôi. Còn trường hợp nếu bạn là một sinh viên và không có nhiều kinh nghiệm làm việc thì phải làm sao? Có lẽ mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai chính là nơi để bạn chứng tỏ bản thân.

Hãy khoan đừng quan tâm nhiều quá đến vị trí mà bạn đang nộp đơn xin việc, bạn không nhất thiết phải có được vị trí đó. Cái mà bạn nên quan tâm phải là môi trường làm việc, kinh nghiệm nào bạn sẽ học hỏi được nếu mình làm việc tại nơi đó. Tuy nhiên không được viết mục tiêu nghề nghiệp một cách không có suy nghĩ như là bạn muốn làm việc ở một nơi mà môi trường làm việc phải năng động, sang tạo, công việc đó phải giúp bạn áp dụng được hết mọi kiến thức mà bạn được học. Ai cũng muốn như vậy mà, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn hết ý tưởng để trình bày vào mục này rồi chăng? Cái mà họ muốn thấy là công việc mà ứng viên đang hướng đến trong tương lai ngắn hạn và dài hạn cơ!

Thương hiệu cho một cá nhân liệu có quan trọng hay không?

Đương nhiên là quan trọng rồi! Không phải chỉ những người nổi tiếng mới cần đến giá trị thương hiệu thôi đâu. Việc xây dựng cho mình một thương hiệu tốt trong mắt người khác sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi tìm việc làm. Nếu bạn có tiếng là sinh viên 5 tốt hoặc là một nhân viên cần mẫn. Bạn ắt sẽ nhận được nhiều thiện cảm hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Ai cũng có cho mình những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau phải không nào? Vậy để phát triển điểm mạnh thì bạn phải cho họ thấy bạn tốt ở đâu và bạn sẽ phát huy nó như thế nào. Còn đối với yếu điểm, tìm cách khắc phục nó đi và nói cho họ biết bạn đang khắc phục như thế nào.

Đừng bao giờ nhìn công việc như một chiếc thẻ ATM để rút tiền vào mỗi cuối tháng. Tiền đương nhiên là tốt, nhưng nó không phải là yếu tốt quan trọng nhất khi nhắc đến trong công việc. Tiền là một yếu tố không thể thiếu chứ không phải là tất cả những gì mà chúng ta đang theo đuổi. Bạn phải làm công việc hằng ngày, nên hãy làm việc như cách đang tận hưởng cuộc sống, đi làm không phải là để đợi chờ được tan ca đâu. Hãy cho họ thấy tinh thần làm việc của bạn trong CV nhé!

Hướng dẫn từng bước về quy trình nộp đơn xin việc

Khi bạn đang tìm việc làm, điều quan trọng là phải biết quy trình nộp đơn xin việc như thế nào. Hướng dẫn từng bước về quy trình xin việc này bao gồm thông tin về việc xin việc, sơ yếu lý lịch và thư xin việc, hoàn thành đơn xin việc, sàng lọc và kiểm tra trước khi tuyển dụng, kiểm tra lý lịch và tham khảo, phỏng vấn và quy trình tuyển dụng. Thực hiện theo các bước sau để quá trình tìm việc làm của bạn trở nên có tổ chức hơn. Nếu bạn đang ở một bước cụ thể trong quy trình tìm kiếm công việc, hãy dõi theo bài viết này để có thêm thông tin nhé!

Chuẩn bị hồ sơ xin việc

Nhiều công ty yêu cầu một sơ yếu lý lịch và thư xin việc ngoài đơn xin việc. Khi bạn gửi sơ yếu lý lịch với đơn xin việc của bạn, điều quan trọng là sơ yếu lý lịch phải được tổ chức tốt và đánh bóng được tên tuổi bản thân. Bạn cũng muốn chắc chắn rằng sơ yếu lý lịch của bạn phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển.

Viết thư xin việc

Thư xin việc là một tài liệu giải thích lý do tại sao các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với công việc. Một thư xin việc có thể được yêu cầu như là một phần của quy trình tìm việc làm. Nếu đó là tùy chọn, bạn nên bao gồm cả thư xin việc vì đó là cách tốt nhất để giải quyết vụ việc của bạn cho một cuộc phỏng vấn. Hãy chắc chắn rằng thư xin việc của bạn được điều chỉnh theo từng công việc cụ thể.

Nộp hồ sơ ứng tuyển

Bạn có thể nộp đơn xin việc trực tuyến, qua email hoặc trực tiếp. Bất kể bạn đang ứng tuyển vào công việc nào, hãy đảm bảo tuân theo các hướng dẫn cụ thể của công ty để điền đơn.

Sàng lọc đơn xin việc

Các công ty thường sử dụng phần mềm tìm kiếm để tuyển dụng, sàng lọc, thuê, theo dõi và quản lý ứng viên xin việc. Do đó, hồ sơ của bạn có khả năng được sàng lọc để xác định xem bạn có phù hợp với công việc không. Phần mềm sẽ khớp với thông tin trong các đơn xin việc được gửi với yêu cầu vị trí cho công việc. Chỉ những ứng cử viên phù hợp nhất mới được phỏng vấn.

Kiểm tra việc làm

Nhà tuyển dụng thường sử dụng các bài kiểm tra và các thủ tục lựa chọn khác để sàng lọc ứng viên. Các quy trình lựa chọn được sử dụng bao gồm kiểm tra nhận thức, kiểm tra tính cách, kiểm tra y tế, kiểm tra tín dụng và kiểm tra lý lịch. Một số bài kiểm tra được thực hiện như một phần của quy trình xin việc, và những bài kiểm tra khác sẽ diễn ra xa hơn trong quá trình tuyển dụng, sau cuộc phỏng vấn và trước khi có lời mời làm việc.

Quá trình phỏng vấn

Nếu bạn được chọn cho một cuộc phỏng vấn, bạn sẽ được mời nói chuyện với một nhà tuyển dụng, người quản lý tuyển dụng hoặc nhà tuyển dụng qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp (hoặc cả hai). Công ty có thể thực hiện một số cuộc phỏng vấn trước khi cung cấp cho ứng viên hàng đầu.

Mời làm việc

Khi bạn nhận được lời mời làm việc, bạn đã gần kết thúc quá trình. Tuy nhiên, bạn không cần phải chấp nhận công việc, ít nhất là ngay lập tức, nếu bạn không chắc chắn liệu đó có phải là cơ hội tốt nhất cho bạn hay không. Điều quan trọng là dành thời gian để đánh giá lời đề nghị một cách cẩn thận.

Khi bạn đã chấp nhận lời mời làm việc, đã đến lúc giấy tờ trong đơn xin việc cần hoàn thành để có được thông tin trong bảng lương, có thể bao gồm đủ điều kiện để làm việc, biểu mẫu khấu trừ thuế và giấy tờ cụ thể của công ty.